NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BUỒNG CÁCH ÂM ĐỂ ĐO SỨC NGHE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng có 1.7% trẻ dưới 15 tuổi bị nghe kém ở các mức độ khác nhau, tương đương với 32 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Nam Á là khu vực có trẻ bị nghe kém cao nhất thế giới (2.4%), tiếp theo đó là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chiếm khoảng 2% trẻ dưới 15 tuổi bị nghe kém. Theo thống kê trên, chúng tôi ước tính nhu cầu buồng đo cách âm rất lớn và cần đạt tiêu chuẩn cách âm để phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Thêm vào đó là sự phát triển của nền công nghiệp nên nhu cầu đo khám sức khỏe cho công nhân và ảnh hưởng của tiếng ồn công nghiệp lên hệ thống thính giác nên nhu cầu theo dõi ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức nghe là cấp thiết. Để đánh giá chính xác mức độ nghe kém chúng thực hiện các nghiệm pháp đo sức nghe trong môi trường yên tĩnh hay cụ thể hơn là buồng đo được cách âm với môi trường bên ngoài. Hiện nay có hai loại buồng cách âm: Phòng cách âm cố định và Buồng cách âm đi động. Dù là Phòng cách âm cố định hay Buồng cách âm di động cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn cách âm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nghe kém, buồng cách âm, máy đo thính lực
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hồng Quang – Vũ Văn Tẩm, Thiết kế cấp điện, NXB KHKT năm 2011.
3. Quỹ dân số liên hiệp quốc-UNFPA (2009), Người khuyết tật Việt Nam, Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr. 16-17.
4. Deborah D.L.Chung¬, “Composite Materials”, Springer, 2003.
5. Kinney C “Hearing Impairments in Children”, Laringoscope, Vol 63, pp. 220 – 226.
6. Melm Schwartz, Prentice Hall, “Composite materials”, New Jersey, 1997.
7. WHO (2013), Deafness and hearing loss, WHO Media centre, Geneva, truy cập tại trang web http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs300/en/
8. Theo tiêu chuẩn ANSI của Mỹ (American National Standard Instute) tiêu chuẩn độ ồn tại website http://34.73.93.140/wp-content/uploads/2019/05/ANSI-ASA-S3.1-1999-R2008.pdf