KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊM PHONG BẾ THẦN KINH V BẰNG CỒN TUYỆT ĐỐI LIỀU THẤP TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THẦN KINH V NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Thị Thu Hà Bùi 1,, Văn Hướng Nguyễn 1,2, Tiến Lưu Đoàn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của tiêm phong bế thần kinh V bằng cồn tuyệt đối liều thấp trên bệnh nhân đau dây thần kinh V nguyên phát và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 38 người bệnh được chẩn đoán xác định là đau dây thần kinh V nguyên phát được can thiệp tiêm phong bế thần kinh V bằng cồn tuyệt đối liều thấp tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: 38 bệnh nhân được tiêm cồn tuyệt đối trong điều trị đau dây thần kinh V từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2022. Trong đó, có 30 trường hợp tiêm cồn liều 0,3 ml và 8 trường hợp với liều lớn hơn 0,3 ml. Thang điểm đánh giá đau trực quan (VAS) từ mức độ trung bình (18 trường hợp) và mức độ nặng (12 trường hợp) trước can thiệp với 24 bệnh nhân sau can thiệp cải thiện mức độ đau nhẹ hoặc không đau. Có 30 (100%) người bệnh không trải qua cơn đau tái phát trong vòng tối thiểu một năm. Sử dụng thang điểm đánh giá cường độ đau của Viện Thần kinh học Barrow (BNI-PS), sau 2 tuần chỉ có 2 trường hợp đau tái phát ghi nhận mức BNI-PS IV (6,7%), sau 12 tháng có 2 trường hợp đau tái phát mức độ điểm BNI-PS IV (6,7%), sau trên 12 tháng có 5 trường hợp đau tái phát mức độ điểm BNI-PS IV (17,2%) và 1 trường hợp với BNI-PS V (3,4%). Không có biến chứng nghiêm trọng nào được báo cáo. Mất cảm giác theo chi phối của nhánh thần kinh V và tê bì mặt được báo cáo trong 87% trường hợp với liều 0,3 ml và 87,5% trường hợp với liều lớn hơn 0,3 ml. Các biến chứng khác bao gồm: viêm giác mạc ở 12,5% trường hợp với liều 0,3 ml và 13,3% trường hợp với liều lớn hơn 0,3ml, yếu cơ cắn ở 23,3% trường hợp với liều 0,3ml và 25% trường hợp với liều lớn hơn 0,3ml.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jacob E. Medifocus Guidebook on: Trigeminal Neuralgia. Medifocus_com Inc; 2011.
2. Olesen J, Bes A, Kunkel R, et al. The international classification of headache disorders, (beta version). Cephalalgia. 2013;33(9):629-808.
3. Cole CD, Liu JK, Apfelbaum RI. Historical perspectives on the diagnosis and treatment of trigeminal neuralgia. Neurosurgical focus. 2005;18(5):1-10.
4. Henderson W. The anatomy of the gasserian ganglion and the distribution of pain in relation to injections and operations for trigeminal neuralgia. Annals of the Royal College of Surgeons of England. 1965;37(6):346.
5. Sharr M, Garfield J. The place of ganglion or root alcohol injection in trigeminal neuralgia. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. 1977;40(3):286-290.
6. Harris W. An analysis of 1,433 cases of paroxysmal trigeminal neuralgia (trigeminal-tic) and the end-results of gasserian alcohol injection. Brain. 1940;63(3):209-224.