ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRỰC TRÀNG TRƯỚC THẤP VÀ CẮT CỤT TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG BỤNG – TẦNG SINH MÔN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG

Ngọc Sơn Vũ 1,, Triều Dương Triệu 1, Văn Thương Phạm 2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật (PT) cắt trực tràng trước thấp và cắt cụt trực tràng đường bụng – tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc trên 210 BN được PT điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2021. Đánh giá CLCS của BN bằng cách sử dụng bảng câu hỏi QLQ-30 và CR29 của Tổ chức Ung thư Châu Âu. Kết quả: 176 BN (83,8%) được PT cắt trực tràng trước thấp (LAR) và 34 BN (16,2%) được PT Miles. Không có sự khác biệt đáng kể về điểm số chức năng hoặc triệu chứng theo tiêu chuẩn QLQ-C30 giữa nhóm PT Miles và PT LAR. Đánh giá theo thang điểm của QLQ-CR30 và QLQ-CR29 cho các nhóm BN, phân tích đơn biến cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trên bốn tiêu chuẩn. BN sau PT Miles có điểm số cao hơn về triệu chứng tiểu dắt (p = 0,0001), đau bụng (p = 0,0001), đau vùng tầng sinh môn và xấu hổ (p = 0,0001) so với BN sau PT LAR. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật Miles điều trị ung thư trực tràng bằng hoặc kém hơn hơn chất lượng cuộc sống sau LAR trong một số trường hợp. Thực tế này cần được xem xét trong vấn đề lựa chọn chiến thuật điều trị và chăm sóc sau mổ đối với BN ung thư trực tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J, Bray F, Pisani P. GLOBOCAN 2000: Cancer incidence, mortality and prevalence worldwide, version 1.0, IARC CancerBase No. 5. Lyon: IARC Press.
2. Conroy T, Bleiberg H, Glimelius B. (2003) Quality of life in patients with advanced colorectal cancer. What has been learnt? Eur J Cancer. 2003;39:287–294.
3. Aaronson NK, Ahmedzai S, Bergman B, et al (1993). The European Organisation for Research and TreaLARnt of Cancer QLQ-C30: a quality-of-life instrument for use in international clinical trials in oncology. J Natl Cancer Inst. 1993;85:365–376.
4. Whistance RN, Conroy T, Chie W. (2009) Clinical and psychometric validation of the EORTC QLQ-CR29 questionnaire module to assess health-related quality of life in patients with colorectal cancer. Eur J Cancer. 45:3017–3026
5. Nord E. (1989) The significance of contextual factors in valuing health states. Health Policy. 13:189–198.
6. Schwartz CE, Sprangers MA. (1999) Methodological approaches for assessing response shift in longitudinal health-related quality-of-life research integrating response shift into health-related quality of life research: a theoretical model. Soc Sci Med. 48:1531–1548.
7. Cornish JA, et al. (2007). A meta-analysis of quality of life for abdominoperineal excision of rectum versus anterior resection for rectal cancer. Ann Surg Oncol. 2007;14:2056–2068.
8. Camilleri-Brennan J, Steele RJ. (2002). Objective assessment of morbidity and quality of life after surgery for low rectal cancer. Color Dis. 4:61–66.