SỰ PHÂN BỐ CÁC CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM CỦA BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH VŨ MEDIC BẠC LIÊU

Na Lê 1,, Thị Loan Dương2, Thị Huyền Trang Phạm 3
1 Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Nam Cần thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến trên thế giới. Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố tác nhân vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu từ tháng 4/2021- 4/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi. Kết quả: Có tổng 24 chủng vi khuẩn được phân lập, chủng Klebsiella pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất 22,6%. Đa số vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm (87%). Theo mẫu bệnh phẩm, có sự phân bố đầy đủ 24 chủng vi khuẩn trong mẫu đờm. Theo các khoa lâm sàng: ngoại trừ S. coagulase (-) và Streptococcus spp, 22 chủng vi khuẩn còn lại được phân lập tại khoa ICU và có tỷ lệ cao hơn so với khoa Cấp cứu, khoa Nội và các khoa khác. So với bệnh nhân viêm phổi bệnh viện, bệnh nhân viêm phổi cộng đồng có sự phân bố đầy đủ 24 chủng vi khuẩn. Kết luận: Số lượng chủng vi khuẩn phân lập từ 150 bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu khá cao, 24 chủng. Đa số các chủng thuộc nhóm Gram âm, 86,7%. Có sự phân bố đa dạng các chủng vi khuẩn theo đặc điểm mẫu bệnh phẩm, khoa phòng thu thập mẫu và phân loại bệnh viêm phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh.
2. Trần Đỗ Hùng (2022), Tỷ lệ nhiễm và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter baumannii phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp tại Bệnh viện đa khoa Thành Phố Cần Thơ, Tạp chí Y học Việt Nam; 515 (2), tr.337-341.
3. Nguyễn Ngọc Lân, Cao Minh Nga, Huỳnh Kim Ngân, Nguyễn Thanh Bảo (2017), Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM trong một năm (01/5/2015-30/4/2016), Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 1(21), tr.132-140.
4. Cao Minh Nga (2008), Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2006, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12 (1), tr.1-6.
5. Nguyễn Vĩnh Nghi, Trương Văn Hội, Nguyễn Văn Hồng và cộng sự (2017), Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện Ninh Thuận năm 2017, Chuyên đề kiểm soát nhiễm khuẩn, Thời sự y học 12/2017, tr.40-46.
6. Trần Thị Thủy Trinh (2013), Tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh viện An Bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Sử Minh Tuyết, Vũ Thị Châu Hải, Trương Anh Dũng, Lê Thị Tuyết Nga (2009), Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện nhân dân Gia Định, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(6), tr.295 – 300.