ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GAP-PCR PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN MẤT ĐOẠN GEN ALPHA GLOBIN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Thành Trí Võ 1,, Thị Hoàng Mỹ Lê1, Phước Thịnh Trần 1, Thị Hồng Của Trịnh 1, Thị Ngọc Nga Phạm 1, Chí Dũng Lê 1, Hoàng Đạt Phan 1, Phúc Đức Nguyễn 1, Thị Thu Thảo Trần 1, Hoàng Thi Lê 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Alpha-thalassemia là một trong những bệnh lý bất thường về huyết sắc tố di truyền phổ biến trên thế giới gây ra bởi sự giảm hoặc không tổng hợp được chuỗi α-globin, thường gặp nhất là do đột biến mất một hoặc nhiều gen α-globin. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về các đột biến mất đoạn gen phổ biến vẫn chưa được thực hiện nhiều. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu về tỷ lệ của một số đột biến mất đoạn gen α-globin phổ biến của khu vực Đông Nam Á xuất hiện tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ các đột biến mất đoạn gen α-globin bằng kỹ thuật gap-PCR và kiểu gen của các thể bệnh alpha-thalassemia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 bệnh nhân được chẩn đoán hoặc nghi ngờ alpha-thalassemia được ly trích DNA từ máu toàn phần và sàng lọc đột biến mất đoạn gen α-globin phổ biến: --SEA, -α3.7, -α4.2, --THAI bằng kỹ thuật gap-PCR. Kết quả: Đột biến mất đoạn gen phổ biến nhất là đột biến mất 2 gen --SEA (NG_000006.1: g.26264_45564del19301) chiếm tỷ lệ 71,1% các allen đột biến, tiếp theo là đột biến mất 1 gen lệch phải -α3.7 (NG_000006,1: g.34164_37967del3804) chiếm tỷ lệ 26,7% và đột biến mất 1 gen lệch trái -α4.2 (AF221717) với tỷ lệ là 2,2%. Trong nghiên cứu, chúng tôi chưa phát hiện đột biến mất đoạn 2 gen --THAI (NG_000006.1: g.10664_44164del33501). Kết luận: Gap-PCR là kỹ thuật xét nghiệm chính xác và cần thiết trong sàng lọc các đột biến mất đoạn gen α-globin để chẩn đoán alpha-thalassemia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Anh Trí, Lê Xuân Hải (2017), Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin và theo dõi điều trị thải sắt ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013 – 2016, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Khắc Hân Hoan (2008), Chẩn đoán di truyền phân tử bệnh beta thalassemia tại bệnh viện Từ Dũ, Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 12(1)-5-10.
3. Ngô Diễm Ngọc, Trần Thị Thanh Hương, Dương Bá Trực (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của bệnh HbH và chẩn đoán trước sinh bệnh α-thalassemia, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. John O., Joanne T.S., Renzo G., et al. (2013), Prevention of Thalassemia and other Hemoglobin Disorders, Thalassemia international federation publications.
5. Ly Bui Thi Kim, Dung Phu Chi & Chi Hoang Thanh (2016), Spectrum of Common α-Globin Deletion Mutations in the Southern Region of Vietnam, Hemoglobin, 40:3, 206-207.
6. Traivaree C, Boonyawat B, Monsereenusorn C, Rujkijyanont P, Photia A, Clinical and molecular genetic features of Hb H and AE Bart’s diseases in central Thai children, The Application of Clinical Genetics, 2018;11:23–30.
7. Tri Nguyen Anh (2012).Viet Nam-Current Situation in Control Strategies and Health Systems in Asia. Health and Medicine.
8. Zhuang J, Zhang N, Wang Y, Zhang H, Zheng Y, Jiang Y, Xie Y, Chen D, Molecular Characterization Analysis of Thalassemia and Hemoglobinopathy in Quanzhou, Southeast China: A Large-Scale Retrospective Study. Frontiers in Genetics, 2021;12.
9. Zhu Y, Shen N, Wang X, Xiao J, Lu Y, Alpha and beta-Thalassemia mutations in Hubei area of China, BMC Medical Genetics. 2020;21(1):6.