ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN CÓ GÃY NHIỀU XƯƠNG SƯỜN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Công Hiếu Đặng 1,, Anh Hải Vũ 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau bằng phong bế khoang cạnh sống và kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương ngực kín gãy nhiều xương sườn. Đối tượng và phương pháp: 73 bệnh nhân chấn thương ngực kín có gãy ít nhất 3 xương sườn một bên từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 tại Khoa phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện quân y 103. Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 73 bệnh nhân 57 nam và 16 nữ, tuổi trung bình là 52,86; gãy từ 3 đến 5 xương chiếm chủ yếu (86,3%). Điểm VAS khi nghỉ và khi ho giảm, Pa02 tăng có ý nghĩa sau  thực hiện giảm đau cạnh sống (P<0,05). Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là dẫn lưu khoang màng phổi 85,3%, có 4 trường hợp được điều trị bằng kết xương sườn. Thời gian nằm viện trung bình 7,8 ngày. Kết luận: Điều trị chấn thương ngực kín gãy nhiều xương sườn có sử dụng giảm đau cạnh sống cho hiệu quả tốt và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Caragounis E. C., Fagevik Olsen M., Pazooki D., et al. (2016), "Surgical treatment of multiple rib fractures and flail chest in trauma: a one-year follow-up study", World J Emerg Surg, 11, 27.
2. Eason MJ Wyatt R (1979), "Paravertebral thoracic block-a reappraisal ", Anaesthesia; 34: 638 - 642.
3. Ge Yeying1 Yuan Liyong1, Chen Yuebo1,, Zhang Yu1 Ye Guangao1, Ma Weihu2 and, Liujun2 Zhao (2017), "Thoracic paravertebral block versus intravenous patientcontrolled analgesia for pain treatment in patients with multiple rib fractures", Journal of International Medical Research 2017, Vol. 45(6) 2085–2091.
4. HULTM J. GILBERTand J. (1989), "Thoracic paravertebral block a method of pain", Acta Anaesthesiol Scand 1989: 33: 142-145.
5. Karmakar M. K., Critchley L. A., Ho A. M., et al. (2003), "Continuous thoracic paravertebral infusion of bupivacaine for pain management in patients with multiple fractured ribs", Chest, 123(2), 424-31.
6. Lin Frank Cheau-Feng, Li Ruei-Yun, Tung Yung-Wei, et al. (2016), "Morbidity, mortality, associated injuries, and management of traumatic rib fractures", Journal of the Chinese Medical Association, 79(6), 329-334.
7. Moore2 Michelle Kim1 & James E. (2020), "Chest Trauma: Current Recommendations for Rib Fractures, Pneumothorax, and Other Injuries", Springer Science+Business Media, LLC, part of Springer Nature 2020.
8. Zhang J. P., Sun L., Li W. Q., et al. (2019), "Surgical treatment ofpatients with severe non-flail chest rib fractures", World J Clin Cases, 7(22), 3718-3727.