GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP RT-qPCR TIẾT KIỆM HÓA CHẤT CHẨN ĐOÁN SARS-COV-2 TỪ MẪU PHẾT TỴ HẦU

Hưng Thịnh Nguyễn 1,2, Đoàn Huỳnh Anh Phúc Nguyễn 1,2, Hữu Ngọc Tuấn Nguyễn 1,2,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trung Tâm Nghiên Cứu Y Sinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Thách thức lớn của việc kiểm soát dịch hiệu quả bao gồm gánh nặng về chi phí và năng lực chăm sóc sức khỏe. Xét nghiệm phát hiện RNA của virus trong mẫu phết tỵ hầu của người bằng kỹ thuật RT-qPCR là then chốt trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, kỹ thuật này đặt ra nhiều thách thức bao gồm tốc độ xét nghiệm chậm, chi phí xét nghiệm cao và sự thiếu hụt nguồn cung hóa chất và vật tư xét nghiệm. Nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật thực hiện phản ứng RT-qPCR chẩn đoán SARS-CoV-2 này nhằm nâng cao hiệu quả xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên bộ sinh phẩm LightMix® Modular EAV RNA Extraction Control (Roche, Thụy Sỹ), bộ sinh phẩm TaqPath™ COVID‑19 CE‑IVD RT‑PCR Kit (ThermoFisher, Hoa Kỳ) và các mẫu RNA được ly trích từ mẫu phết tỵ hầu từ người tình nguyện. Điều kiện phản ứng liên quan đến dung tích phản ứng, nồng độ đoạn mồi và đoạn dò lần được được giảm còn 50% so với khuyến cáo. Tại mỗi điều kiện, giá trị sử dụng của phản ứng RT-qPCR được khảo sát và ghi nhận về các tiêu chí kỹ thuật của phản ứng PCR, độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu.  Kết quả: Phản ứng RT-qPCR ở thể tích phản ứng 20 µL với nồng độ đoạn mồi và đoạn dò giảm đi 50% và ở thể tích phản ứng 10 µL thỏa các tiêu chí kỹ thuật của phản ứng PCR. Độ chính xác cao với CV trong một ngày và ba ngày nhỏ hơn 11%, độ nhạy và độ đặc hiệu 100%. Kết luận: Quy trình kỹ thuật RT-qPCR chẩn đoán SARS-CoV-2 từ mẫu phết tỵ hầu tiết kiệm hóa chất đạt các tiêu chí của quy trình xác nhận giá trị sử dụng của xét nghiệm, có khả năng áp dụng và chuyển giao cho các cơ sở y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhou, P., et al., A pneumonia outbreak associated with a new coronavirus of probable bat origin. 2020. 579(7798): p. 270-273.
2. Standardization, I.O.f., ISO 5725-1: 1994: accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results-part 1: general principles and definitions. 1994: International Organization for Standardization.
3. Bohn, M.K., et al., IFCC interim guidelines on molecular testing of SARS-CoV-2 infection. 2020. 58(12): p. 1993-2000.
4. Biorad, Real-Time PCR Applications Guide. 2006.
5. Stephen Bustina, J.H., qPCR primer design revisitedBiomolecular Detection and Quantification. Biomolecular Detection and Quantification, 2017. 14: p. 19-28.
6. Mitchell, S., et al., Verification procedure for commercial tests with Emergency Use Authorization for the detection of SARS-CoV-2 RNA [Internet]. 2020 [cited 2020 Apr 8]. 2020.
7. (UK), D.o.H.S.C., Technical validation protocol for SARS - CoV - 2 nucleic acid detection. 2021.
8. Fisher, T., Precision in qPCR. 2021.