ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC CẤP

Hữu Thọ Nông 1,, Thọ Tuấn Anh Phạm 2, Hoàng Định Nguyễn 2
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa hội chứng ĐMC ngực cấp ở nhóm bệnh nhân được nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu, hàng loạt các trường hợp bệnh nhân có HCĐMC ngực cấp được điều trị ngoại khoa tại khoa phẫu thuật tim, bệnh viện Chợ Rẫy và khoa phẫu thuật tim mạch, bệnh viện Đại Học Y Dược trong thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2018. Kết quả: Trong thời gian 3 năm (9/2015- 9/2018), chúng tôi thu thập được 102 trường hợp được chẩn đoán hội chứng ĐMC cấp. Sau khi được hội chẩn tim mạch, có 101 ca được điều trị phẫu thuật. Phân tầngđược các tổn thương và xác định phạm vi can thiệp: thay ĐMC lên và quai: có tỷ lệ cao nhất (54,5%);  thay ĐMC lên và bán quai: có tỷ lệ ít nhất (20,8%); xử trí thay 1 đoạn ĐMC đơn thuần là thường gặp (24,8%); trong đó chỉ có 6 TH được phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch. Tỷ lệ tử vong sớm trong thời gian nằm viện là 22,7 % (23/101). Nguyên nhân tử vong sớm: thường gặp là viêm phổi và TBMMN. Biến chứng thường gặp nhất: TBMMN (25,7%), viêm phổi (37,6%). Kết quả trung hạn: thời gian theo dõi trung bình là 32,2 tháng. Ghi nhận: có 8 trường hợp mất dấu theo dõi và có thêm 7 TH tử vong trong suốt thời gian theo dõi. Tỷ lệ sống còn của nghiên cứu theo đồ thị Kaplan-Meier là: 69%. Kết luận: Điều trị phẫu thuật vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách. Phạm vi xử trí tập trung đoạn lên và quai chiếm tỷ lệ cao. Thay ĐMC lên và quai (54,5%); thay ĐMC lên và bán quai (20,8%). Nhiều biến chứng sau mổ được ghi nhận với tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ tử vong sớm trong thời gian nằm viện là 22,7%. Trong suốt thời gian theo dõi là 32,2 tháng, tỷ lệ sống còn theo đồ thị Kaplan- Meier là 69%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thọ Tuấn Anh (2008), "Đặc điểm kỹ thuật phẫu thuật vùng quai động mạch chủ".Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13, pp. tr. 1-9.
2. Lâm Triều Phát, Nguyễn Thái An, Trần Quyết Tiến, Phạm Thọ Tuấn Anh, Ngô Tuấn Anh, (2014), "Kết quả bước đầu đặt ống ghép nội mạch trong điều trị phình động mạch chủ ngực,". Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, 9 (số 1), pp. 82-87.
3. Colli A., Carrozzini M., Galuppo M., Comisso M., Toto F., et al. (2016), "Analysis of early and long-term outcomes of acute type A aortic dissection according to the new international aortic arch surgery study group recommendations". Heart Vessels, 31 (10), pp. 1616-24.
4. Hernandez-Vaquero D., Silva J., Escalera A. et al (2020) Life expectancy after Surgery for Ascending aortic aneurysm, J Clin Med, 615 (9): pp. 1-13. doi:10.3390/jcm9030615.
5. Gudbjartsson Tomas, Ahlsson Anders, Geirsson Arnar, Gunn Jarmo, Hjortdal Vibeke, et al. (2020), "Acute type A aortic dissection – a review". Scandinavian Cardiovascular Journal, 54 (1), pp. 1-13.
6. Olsson Christian, Ahlsson Anders et al. (2017), "Medium-term survival after surgery for acute Type A aortic dissection is improving". European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 52 (5), pp. 852-857.
7. Tian D.H., Chakos A., Hirst L., et al (2019) Surgery for type A intramural hematoma : a systematic review of clinical outcomes, Ann Cardiothorac Surg , 8 (5): pp. 518 -523.