KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Rắn lục tre cắn là một cấp cứu ngộ độc thường gặp ở nước ta và trên toàn thế giới. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị nhiễm độc, gây nhiều biến chứng nặng nề dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An từ 05/2021 – 05/2022 với mục tiêu khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn. 100% bệnh nhân có triệu chứng đau tại chỗ và có dấu răng; 43,3% có sưng nề; 3,3% có bóng nước và hoại tử. Triệu chứng xuất huyết là 33,3%. Rối loạn đông máu là biểu hiện thường gặp, tỷ lệ bệnh nhân có Fibrinogen giảm là 66,7%; 26,7% có giảm số lượng tiểu cầu; 23,3% có PT kéo dài; 23,3% có tăng INR; 6,7% có aPTT kéo dài.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rắn cắn, rắn lục tre, Trimeresurus albolabris
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thủy Ngân (2018), “Nghiên cứu hồi cứu về nhiễm độc do rắn Sài cổ đỏ cắn tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2005-2016”, Hội nghị Hồi sức cấp cứu và Chống độc Toàn quốc ngày 14/12/2018, Bệnh viện Đà Nẵng 2018, tr.78-81.
3. Kasturiratne A, Wickremasinghe AR, de Silva N, et al (2008), “The global burden of snakebite: a literature analysis and modelling based on regional estimates of envenoming and deaths”, PLoS Med, 5 (11):e218.
4. Vo Van Thang (2020), “Incidence of snakebites in Can Tho Municipality, Mekong Delta, South Vietnam — Evaluation of the responsible snake species and treatment of snakebite envenoming”, Asean-India collaborative research project, 5.
5. Mai Đức Thảo (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị rắn lục cắn ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội, tr 78-79
6. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2018), "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 21 số 4, tr 45 -68.
7. Dong – Zong Hung et al (2002), “Multiple thrombotic occlusion of vessels after Russell’s viper envenoming”, Pharmacology Toxicology, 91, pp. 106 –110.
8. Frank G. Walter (1998), “North American venomous snakebite”, in Haddad, Shannon (ed) Clinical management of poisoning and drug overdose”, W.B. Saunder company, America, pp. 333 – 351