CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG THẤT MIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÁN HẠT VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH TRÊN CÔNG THỨC HUYỆT NADA

Thị Thanh Tú Nguyễn 1,, Trường Nam Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị chứng thất miên theo Y học cổ truyền bằng phương pháp dán hạt Vương bất lưu hành trên công thức huyệt NADA. Phương pháp: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng, mô tả trước – sau điều trị. Đối tượng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán “Thất miên” theo y học cổ truyền, thuộc 3 thể tâm tỳ lưỡng hư, âm hư hỏa vượng và can uất hóa hỏa. Kết quả: Bệnh nhân đã lập gia đình và sống cùng gia đình có tỉ lệ “Cải thiện rõ rệt” chiếm đa số (93,3%). Bệnh nhân có tỉ lệ “Cải thiện ít” chiếm đa số ở bệnh nhân có bệnh kèm theo là tăng huyết áp (83/3%), và nhóm bệnh nhân có thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước ngủ 1 tiếng (100%). Kết luận: Bệnh nhân có gia đình, sống với gia đình có xu hướng cải thiện giấc ngủ ở mức “Cải thiện rõ rệt” cao hơn nhóm bệnh nhân sống độc thân, cô đơn. Bệnh nhân mắc bệnh kèm theo như tăng huyết áp hay thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước ngủ 1 tiếng có xu hướng cải thiện giác ngủ ở mức “Cải thiện ít”. Tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ cải thiện giấc ngủ với tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, các bệnh lý nền và thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ với p > 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế - Cục công nghệ thông tin. Vương Bất Lưu Hành; 2009.
2. N. T. Quyến và T. C. Đào. “Chứng không ngủ được” trong Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông y. Hà Nội, NXB Văn hóa dân tộc; 2007:288-296.
3. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5. 5th ed. Washington, D.C
4. Kenneth Carter, Michelle Olshan-Perlmutter (2014). NADA Protocol Integrative Acupuncture in Addictions. Journal of Addictions Nursing; 25(4):182-187.
5. Morin CM, Belleville G, Bélanger L, ed al. The insomnia severity index: psychometric indicators to detect insomnia cases and evaluate treatment response. SLEEP 2011. 2011;34(5):601-608.
6. Célyne H. Bastien, Annie Vallières, Charles M. Morin (2001). Validation of the Insomnia Severity Index as an outcome measure for insomnia research. Sleep Medicine. 2:297 – 307.
7. Rafique N., Al-Asoom L.I., Alsunni A.A. và cộng sự. (2020). Effects of Mobile Use on Subjective Sleep Quality. Nat Sci Sleep, 12, 357–364.