NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

Thị Huyền Nguyễn 1,, Thị Thu Hà Lương 1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân chóng mặt ngoại biên tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, chọn mấu thuận tiện. Kết quả: Chóng mặt ngoại biên ghi nhận ở nữ giới (80,8 %)mắc nhiều hơn nam giới (19,2%), tỉ lệ nữ : nam = 4 : 1. Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là > 60 tuổi chiếm tỉ lệ 51,9%. Bệnh nhân bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính chiếm ưu thế với tỉ lệ 94,2%. Đa số các trường hợp có triệu chứng chóng mặt kiểu xoay tròn chiếm 84,5%, cảm giác bồng bềnh chiếm 55,7%. Triệu chứng kèm theo thường gặp nhất là buồn nôn 86,5%, tiếp theo nôn 59,6%, ù tai 28,8%, giảm thính lực 3,8% và cảm giác đầy tai 1,9%. Kết luận: Chóng mặt ngoại biên là bệnh khá phổ biến ở người già và nguyên nhân chủ yếu là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Phi Phong, Bùi Châu Tuệ (2010). “Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: phân tích 30 trường hợp điều trị tái định vị sỏi ống bán khuyên sau bằng nghiệm pháp Epley”. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, tập 14 (1), tr. 304-309
2. Hồ Vĩnh Phước (2010). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính”. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, tập 14 (1), tr.341-346.
3. Phan Kim Ngân (2015). Đánh giá tình trạng chóng mặt ngoại biên hiện nay tại khoa nội thần kinh tổng quát Bệnh viện Nhân Dân 115, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
4. Vũ Anh Nhị (2013). “Chóng mặt”. Sổ tay Lâm Sàng Thần Kinh sau đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.196-227
5. Bunasuwan P., Bunbanjerdsuk S., Nilsuwan A., (2011). “Etiology of vertigo in Thai patient at Thammasat Hosspital”. J.Med Assoc Thai, Vol 94 (7), 102-108.
6. Bronstein A.M, Golding J.F, Gresty M.A, et al (2010). “The social impact of dizziness in London and Siena”. J Neurol, 257(2),183–190
7. Halker R.B., Barrs D.M., Wellik K.E., et al (2008). “Establishing a diagnosis of benign paroxysmal positional vertigo through the dix-hallpike and site –lying maneuvers a critically appraised topic”. Neurologist, Vol 14 (3), 201-204.
8. Kovacs E.,Wang X.,and Grill E., (2019).”Economic burden of vertigo: a systematic review”. Health Economics Review, 9(1), 1-14
9. Sumner A (2012), “The Dix-Hallpike Test”. J Physiother, Vol 58(2), pp.131