MÒN NGÓT RĂNG DO ACID Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thị Diễm Nguyễn 1, Đức Thông Nguyễn 1, Thu Thủy Trần 2,
1 Bệnh viện Nguyễn Trãi
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, mức độ trầm trọng và một số yếu tố liên quan đến mòn ngót răng do acid (MNR) ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (TNDD-TQ) tại bệnh viện Nguyễn Trãi Tp.HCM. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên bệnh nhân từ 18-70 tuổi được chẩn đoán TNDD-TQ (GerdQ ≥6) tại bệnh viện Nguyễn Trãi từ 11/2021 đến 6/2022. Khám đánh giá MNR bằng chỉ số BEWE bởi bác sĩ Răng Hàm Mặt. Đánh giá mức độ trầm trọng của MNR dựa vào tổng điểm BEWE, gồm 4 mức độ: không mòn (BEWE≤2), nhẹ (BEWE=3-8), vừa (BEWE=9-13) và nặng (BEWE ≥14). Phân tích dữ liệu bằng phép kiểm chi bình phương, kiểm định chính xác Fisher và mô hình hồi quy logistic, với p<0,05, KTC 95%. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 169 bệnh nhân TNDD-TQ (67,5% nữ) có tuổi trung bình 56,0 ± 10,6. Ghi nhận 78,1% bệnh nhân có biểu hiện MNR, trong đó 50% mức độ nhẹ, 42% vừa và 8% nặng. MNR phân bố nhiều nhất ở các răng sau cả hai hàm, răng cối lớn thứ nhất có tỉ lệ mòn nặng nhiều nhất (14-17%), (p<0,05). Người hưu trí có nguy cơ MNR cao gấp 4,4 lần so với công chức, viên chức và nhân viên văn phòng (OR=4,4, KTC95%: 1,1-19,0). Bệnh nhân có triệu chứng khó thở bị MNR cao hơn 3 lần so với không có khó thở (OR=3,0, KTC95%: 1,2-7,8).  Kết luận: MNR là dấu chứng ngoài thực quản phổ biến trên bệnh nhân TNDD-TQ trong nghiên cứu này. Người bị TNDD-TQ cần được tư vấn khám răng, dự phòng MNR và can thiệp kịp thời, đặc biệt chú ý đến các răng sau ở cả hai hàm. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bartlett DW, Lussi A, West NX, et al. Prevalence of tooth wear on buccal and lingual surfaces and possible risk factors in young European adults. Journal of Dentistry. 2013: pp. 1007-1013.
2. Roesch-Ramos L, Roesch-Dietlen F, Remes-Troche JM, et al. Dental erosion, an extraesophageal manifestation of gastroesophageal reflux disease. The experience of a center for digestive physiology in Southeastern Mexico. National Library of Medicine. 2014; 106(2):pp. 92-97.
3. Nguyễn Thu Thủy. Nhận xét mòn răng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Đại học Y Hà Nội; 2014.
4. Quách Trọng Đức, Hồ Xuân Linh. Giá trị của bộ câu hỏi GERDQ trong chẩn đoán các trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có hội chứng thực quản. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2012;16(1):tr. 15-22.
5. Bartlett D, Ganss C, Lussi A, et al. Basic Erosive Wear Examination (BEWE): a new scoring system for scientific and clinical needs. Clin Oral Invest. 2008;12(1):pp. 65 – 68.
6. Bệnh Viện Nguyễn Trãi. Báo cáo số liệu khám bệnh nội trú và ngoại trú bệnh được chẩn đoán là trào ngược dạ dày thực quản năm 2021.
7. Ortiz ADC, Fideles SOM, Pomini KT, et al. Update in association of gastroesophageal reflux disease and dental erosion: system review. Expert review of Gastroenterology & Hepatology. 2021:pp. 1-10.
8. Harding SM. Gastroesophageal reflux, asthma, and mechanisms of interaction. Am J Med. 2001;111(8A):pp. 8S-12S.