ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH LƠ-XÊ-MI CẤP ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Thảo Vân Nguyễn 1,, Thị Hà An Trần 2, Văn Tuấn Nguyễn 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp ở người bệnh lơ-xê-mi cấp. Trầm cảm tác động đến nhiều khía cạnh như làm các người bệnh lơ-xê-mi cấp ít hoạt động thể chất, giảm chất lượng cuộc sống, kém tuân thủ liệu trình điều trị, tăng nguy cơ tự, đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và tái hòa nhập xã hội.. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh lơ-xê-mi cấp điều trị nội trú tại Trung Tâm Huyết học và Truyền máu bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 82 người bệnh lơ-xê-mi cấp điều trị nội trú tại Trung Tâm Huyết học và Truyền máu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2021 đến tháng 08/2022. Kết quả: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau; độ tuổi trung bình 43,4 ± 14,0; nơi sinh sống chủ yếu ở nông thôn (69,5%); trình độ học vấn trung học phổ thông (45,1%). Có 42,7% người bệnh có rối loạn trầm cảm theo ICD-10, trong đó trầm cảm vừa chiếm 17,1%; triệu chứng khởi phát hay gặp nhất là buồn chán (20,7%); trong các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi và khí sắc trầm là hay gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 97,1%, 94,3%; trong các triệu chứng phổ biến của trầm cảm, rối loạn ăn uống và rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 88,6%, 85,7%, đặc biệt có ý định hoặc hành vi tự sát xuất hiện ở 17,1% người bệnh; giảm cảm giác ngon miệng chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,9% trong các triệu chứng cơ thể của trầm cảm. Kết luận: Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp ở người bệnh lơ-xê-mi cấp. Trầm cảm thường khởi phát đầu tiên bởi buồn chán. Triệu chứng đặc trưng hay gặp nhất là giảm năng lượng, dễ mệt mỏi và khí sắc trầm, triệu chứng phổ biến hay gặp là rối loạn ăn uống và rối loạn giấc ngủ, đặc biệt có ý định hoặc hành vi tự sát xuất hiện ở 17,1% người bệnh. Giảm cảm giác ngon miệng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các triệu chứng cơ thể của trầm cảm.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trung Phấn (2008). Leukemia Cấp: Phân Loại, Chẩn Đoán và Điều Trị. Tế Bào Gốc và Bệnh Lý Tế Bào Gốc Tạo Máu, 247-269.
2. Richard M. Stone (2007). Treatment for Acute Myeloid Leukemia in patient under 60 years.
3. Cancer today. Accessed June 4, 2021. http://gco.iarc.fr/today/home
4. Salmon RM. The American Psychiatric Publishing Textbook of Psychosomatic Medicine. J Clin Psychiatry. 2007;68(12):1990. doi:10.4088/JCP.v68n1223a
5. Zhou F, Zhang W, Wei Y, et al. The changes of oxidative stress and human 8-hydroxyguanine glycosylase1 gene expression in depressive patients with acute leukemia. Leukemia Research. 2007;31(3):387-393. doi:10.1016/j.leukres.2006.07.014
6. Organization WH. Depression and Other Common Mental Disorders: Global Health Estimates. World Health Organization; 2017.
7. Suh KJ, Shin DY, Kim I, et al. Comparison of quality of life and health behaviors in survivors of acute leukemia and the general population. Ann Hematol. 2019;98(10):2357-2366. doi:10.1007/ s00277-019-03760-5
8. Dogu MH, Eren R, Yilmaz E, et al. Are We Aware of Anxiety and Depression in Patients with Newly Diagnosed Acute Leukemia? J Gen Pract. 2017;05(05). doi:10.4172/2329-9126.1000335