ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH PHẦN MỀM BẰNG TIÊM CỒN TUYỆT ĐỐI DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA DSA

Hồng Sơn Chu 1,, Ngọc Cương Nguyễn 2, Tuấn Linh Lê 2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tiến hành mô tả đặc điểm hình ảnh của dị dạng tĩnh mạch trên máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bằng cồn tuyệt đối. Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu bao gồm 34 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp gây xơ sử dụng cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của DSA từ 07/2020 đến 05/2022 tại Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân sau khi tiêm xơ được theo dõi ngay sau can thiệp và đánh giá kết quả tiêm xơ sau tiêm 3 tháng sau đợt tiêm xơ cuối cùng dựa trên các thông số: tỷ lệ phần trăm thuyên tắc ổ dị dạng sau can thiệp, điểm đau VAS (Visual Analog Scale) trước và sau khi điều trị, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: 34 bệnh nhân (9 nam và 25 nữ) với dị dạng tĩnh mạch phần mềm được đề cập tới trong nghiên cứu. Tuổi trung bình là 29.6 ± 16.9 (từ 10 tới 64 tuổi). Phân loại của ổ dị dạng được đánh giá dựa vào đặc điểm tĩnh mạch dẫn lưu về tuần hoàn bình thường của cơ thể, được phân loại theo phân loại của Puig và cộng sự năm 2003. Trong số 34 tổn thương có: 5/34 thuộc tuýp I (14.7%), 24/34 thuộc tuýp II (70.6%), 3/34 tổn thương thuộc tuýp III (8.8%) và 2/34 tổn thương thuộc tuýp IV (5.9%). Tổng số đợt điều trị là 63 đợt, có 79.4% số bệnh nhân có phần trăm thuyên tắc dị dạng trên 50% và 20.4% số bệnh nhân có phần trăm thuyên tắc dưới 50%. Sau điều trị 94.1% số bệnh nhân có cải thiện về mức độ đau trong đó 95.7% số bệnh nhân có mức độ đau trung bình và nặng cải thiện mức độ đau xuống mức độ đau nhẹ, chỉ còn 1 bệnh nhân (4.3%) còn duy trì mức độ đau ở mức nặng. Qua nghiên cứu chúng tôi kết luận, phương pháp gây xơ sử dụng cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của DSA một kỹ thuật hiệu quả để điều trị dị dạng tĩnh mạch phần mềm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Laor T, Burrows PE. Congenital anomalies and vascular birthmarks of the lower extremities. Magn Reson Imaging Clin N Am. 1998;6(3):497-519.
2. Cahill AM, Nijs ELF. Pediatric Vascular Malformations: Pathophysiology, Diagnosis, and the Role of Interventional Radiology. Cardiovasc Intervent Radiol. 2011;34(4):691-704. doi:10.1007/s00270-011-0123-0
3. Behravesh S, Yakes W, Gupta N, et al. Venous malformations: clinical diagnosis and treatment. Cardiovasc Diagn Ther. 2016;6(6):557-569. doi:10.21037/cdt.2016.11.10
4. Colletti G, Ierardi AM. Understanding venous malformations of the head and neck: a comprehensive insight. Med Oncol. 2017;34(3):42. doi:10.1007/s12032-017-0896-3
5. Legiehn G. Sclerotherapy with Adjunctive Stasis of Efflux (STASE) in Venous Malformations: Techniques and Strategies. Tech Vasc Interv Radiol. 2019;22:100630. doi:10.1016/j.tvir.2019.100630
6. Baek HJ, Hong JP, Choi JW, Suh DC. Direct Percutaneous Alcohol Sclerotherapy for Venous Malformations of Head and Neck Region without Fluoroscopic Guidance: Technical Consideration and Outcome. Neurointervention. 2011;6(2):84-88. doi:10.5469/neuroint.2011.6.2.84
7. Orlando JL, Caldas JGMP, Campos HG do A, Nishinari K, Wolosker N. Outpatient percutaneous treatment of deep venous malformations using pure ethanol at low doses under local anesthesia. Clin Sao Paulo Braz. 2010;65(9):837-840. doi:10.1590/s1807-59322010000900004
8. Jarrett DY, Ali M, Chaudry G. Imaging of vascular anomalies. Dermatol Clin. 2013;31(2):251-266. doi:10.1016/j.det.2012.12.004
9. Steiner F, FitzJohn T, Tan ST. Ethanol sclerotherapy for venous malformation. ANZ J Surg. 2016;86(10):790-795. doi:10.1111/ans.12833
10. Shireman PK, McCarthy WJ, Yao JST, Vogelzang RL. Treatment of venous malformations by direct injection with ethanol. J Vasc Surg. 1997;26(5):838-844. doi:10.1016/S0741-5214(97)70098-3