ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP NỘI SOI ĐƯỜNG MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Thị Hoài Hoàng 1,, Xuân Hiền Nguyễn 2, Xuân Hậu Nguyễn 1,2, Văn Quảng Lê 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phẫu thuật nội soi đường miệng (TOETVA) gần đây ngày càng được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ biến chứng thấp, tính thẩm mỹ và hiệu quả điều trị cao. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp bằng phương pháp nội soi đường miệng sử dụng thang điểm SF-36. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có nhóm đối chứng, trong đó 121 bệnh được chia thành hai nhóm: 60 bệnh nhân trong nhóm phẫu thuật TOETVA và 61 bệnh nhân trong nhóm mổ mở. Các bệnh nhân được theo dõi bao gồm kết quả phẫu thuật, sự hài lòng về thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống tại thời điểm 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần sau phẫu thuật sử dụng thang điểm SF36. Trong đó, điểm RP, RE, VT, BP và GH của bệnh nhân trong nhóm TOETVA cao hơn có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 4 tuần sau phẫu thuật. Kết quả: Bệnh nhân trong nhóm TOETVA trẻ hơn đáng kể so với bệnh nhân trong nhóm phẫu thuật mở (35,8 + 10,3 so với 46,9 + 11,5, p <0,001). Thời gian mổ trung bình ở nhóm TOETVA (102,9 ± 26,1 phút) dài hơn so với nhóm mổ mở (66,8 ± 23,8 phút) với p = 0,0001. Điểm thẩm mỹ và mức hài lòng chung của người bệnh cao hơn đáng kể trong nhóm TOETVA p = 0,0001. Điểm SF-36 QOL của bệnh nhân trong nhóm TOETVA nhìn chung tốt hơn nhóm phẫu thuật mở. Trong đó, điểm RP, RE, VT, BP và GH của bệnh nhân trong nhóm TOETVA cao hơn có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 4 tuần sau phẫu thuật (p<0.01). Kết luận: Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật, kết quả thẩm mỹ và sự hài lòng chung của người bệnh cao hơn đáng kể so với nhóm mổ mở.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Hundahl SA, Fleming ID, Fremgen AM, Menck HR. A National Cancer Data Base report on 53,856 cases of thyroid carcinoma treated in the U.S., 1985-1995 [see commetns]. Cancer. 1998;83(12):2638-2648. doi:10.1002/(sici)1097-0142(19981215)83:12<2638::aid-cncr31>3.0.co;2-1
3. Nguyen HX, Nguyen LT, Nguyen HV, et al. Comparison of Transoral Thyroidectomy Vestibular Approach and Unilateral Axillobreast Approach for Endoscopic Thyroidectomy: A Prospective Cohort Study. J Laparoendosc Adv Surg Tech. 2021; 31(1):11-17. doi:10.1089/lap.2020.0272
4. Rogers SN, Mepani V, Jackson S, Lowe D. Health-related quality of life, fear of recurrence, and emotional distress in patients treated for thyroid cancer. Br J Oral Maxillofac Surg. 2017;55(7):666-673. doi:10.1016/j.bjoms.2016.09.001
5. Hays RD, Sherbourne CD, Mazel RM. The RAND 36-Item Health Survey 1.0. Health Econ. 1993;2(3):217-227. doi:10.1002/hec.4730020305
6. Kasemsiri P, Trakulkajornsak S, Bamroong P, Mahawerawat K, Piromchai P, Ratanaanekchai T. Comparison of quality of life between patients undergoing trans-oral endoscopic thyroid surgery and conventional open surgery. BMC Surg. 2020;20(1):18. doi:10.1186/s12893-020-0685-3
7. Lubitz CC, De Gregorio L, Fingeret AL, et al. Measurement and Variation in Estimation of Quality of Life Effects of Patients Undergoing Treatment for Papillary Thyroid Carcinoma. Thyroid Off J Am Thyroid Assoc. 2017;27(2):197-206. doi:10.1089/ thy.2016.0260
8. Hedman C, Djärv T, Strang P, Lundgren CI. Determinants of long-term quality of life in patients with differentiated thyroid carcinoma - a population-based cohort study in Sweden. Acta Oncol Stockh Swed. 2016;55(3):365-369. doi:10.3109/0284186X.2015.1102965
9. Chae JK, Kim JH, Kim EJ, Park K. Values of a Patient and Observer Scar Assessment Scale to Evaluate the Facial Skin Graft Scar. Ann Dermatol. 2016;28(5):615-623. doi:10.5021/ad.2016.28.5.615