NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN KHÔNG PHẪU THUẬT VỠ LÁCH TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Bảo Quốc Danh 1,, Văn Năng Phạm 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: lách là tạng hay vỡ nhất trong chấn thương bụng kín. Vỡ lách gây chảy máu trong ổ bụng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong, việc điều trị vỡ lách do chấn thương bụng kín đã giúp cho người thầy thuốc ngày càng quan tâm đến việc bảo tồn lách không mổ trên những bệnh nhân có huyết động học ổn định. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, là một cơ sở ngoại khoa lớn tiếp nhận điều trị cho rất nhiều bệnh nhân các tỉnh Miền Tây, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể nào để đánh giá kết quả áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn lách không mổ trên bệnh nhân. Mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tất cả những bệnh nhân chấn thương lách đơn thuần hoặc phối hợp tổn thương trong ổ bụng đươc chẩn đoán và chỉ định điều trị không mổ trong 24 giờ đầu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: tỷ lệ điều trị nội khoa thành công 41/42 chiếm 97,6% trong đó bệnh nhân có tuổi 21-55 chiếm đa số 73,8% và có tuổi nhỏ nhất 16 chiếm 1,5%, tuổi lớn nhất 84 chiếm 1,5%. Tuổi trung bình 30,75 ± 15,51; có 33 bệnh nhân nam chiếm 78,6% và nữ 21,4%; Tai nạn giao thông là nguyên nhân hay gặp nhất với 32/42 bệnh nhân chiếm 76.2%; Đa số bệnh nhân khi vào viện có huyết áp tâm thu > 90mmHg chiếm 90,5%; Bệnh nhân đau bụng vùng lách chiếm phần lớn với 71,4%; có 31 bệnh nhân chiếm 73,8% không có tổn thương thành bụng. Tỷ lệ bệnh nhân không chướng bụng chiếm 88,1%. Hầu hết bệnh nhân có dấu hiệu thành bụng với 73,8%; xét nghiệm, tỷ lệ bệnh nhân không thiếu máu chiếm nhiều nhất với 47,6%; Siêu âm: Lượng dịch tự do ổ bụng mức độ ít bình chiếm nhiều nhất với 53,7%; Chấn thương lách độ II và III chiếm phần lớn trong nghiên cứu với tỷ lệ lần lượt là: 31% và 50%. Kết luận: Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân chấn thương lách được chỉ định điều trị bảo tồn không mổ của chúng tôi có kết luận: tỷ lệ điều trị nội khoa thành công 41/42 chiếm 97,6%. Bệnh nhân chấn thương lách dưới độ IV, có huyết động ổn định tỷ lệ điều trị bảo tồn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Đáng (2010), Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn thương bụng kín tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Học viện quân y.
2. Trần Ngọc Dũng (2019), Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Bình Giang (2001), Nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn vỡ lách do chấn thương tại Bv Việt Đức.
4. Fransvea, P., Costa, G., Massa, G., Frezza, B., Mercantini, P. & BaIducci, G. (2019), Non-operative management of blunt splenic injury: is it really so extensively feasible? a critical appraisal of a single-center experience. Pan Afr Med J, 32, p. 52.
5. Martin, J. G., Shah, J., Robinson, C. & Dariushnia, S. (2017), Evaluation and Management of Blunt Solid Organ Trauma. Tech Vasc Interv Radiol, 20(4), pp. 230-236.
6. Godley C. D., Warren R. L., Sheridan R.L. et al (1996). Nonoperative management of blunt splenic injury in adults: age over 55 years as a powerful indicator for failure. Journal of the American College of Surgeons, 183(2), 133-139.
7. Powell, M., Courcoulas, A., et al. (1997). Management of blunt splenic trauma: significant differences between adults and children. Surgery, 122(4), pp. 654-660.