TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA TIM MẠCH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN MỸ SÀI GÒN

Đức Sĩ Trần 1,, Hùng Nguyễn 2, Kim Mỹ Phan 1, Thanh Hiệp Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:  Ghi nhận tỉ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của người bệnh đang điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại Phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn. Phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Người bệnh được chọn ngẫu nhiên; được phỏng vấn trực tiếp và thu thập số liệu theo bảng thu thập số liệu soạn sẵn. Mức độ tuân thủ điều trị không dùng thuốc được tổng hợp dựa trên thang điểm Dietary Guidelines for Disease Management. Kết quả: Trong tổng số 387 bệnh nhân, hầu hết bệnh nhân tuân thủ từ 1 đến 6 trong số 8 khuyến cáo về lối sống có lợi cho sức khỏe. Các hoạt động thể lực, ăn trái cây, ăn rau được thực hiện nhiều nhưng đa số chưa đủ tiêu chuẩn lý tưởng. Đặc biệt, còn nhiều người chấm muối khi ăn trái cây hoặc dùng nước chấm trong bữa ăn. Khi được hỏi về tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các câu trả lời cho thấy đi bộ là hoạt động thể dục được lựa chọn thực hiện nhiều nhất (63.0%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị thay đổi lối sống cao hơn và giới tính nam (p<0,01), trình độ học vấn cao (p<0,01), nhóm bệnh nhân không có bệnh đồng mắc (p<0,01). Kết luận: Bệnh nhân chủ yếu tuân thủ ở mức trung bình; số tuân thủ tốt nhìn chung là không bằng so với kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp khác. Cần phải nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân về việc thay đổi lối sống. Nhấn mạnh vai trò của ăn giảm mặn vì đây là kiến thức phổ biến nhưng người dân chưa thay đổi về thái độ và hành hành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới (2018). Hướng dẫn thực hành cơ bản điều trị, quản lý lông ghép tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế. WHO-BYTVN.
2. Nguyễn Thị Thơm, Bùi Văn Cường, Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, Đỗ Minh Sinh (2018), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh năm 2017. Khoa học Điều dưỡng – Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, 01(3),tr.35-43.
3. Akbarpour Samaneh, Khalili Davood, Zeraati Hojjat, Mansournia Mohammad Ali, Ramezankhani Azra & Fotouhi Akbar.(2018). Healthy lifestyle behaviors and control of hypertension among adult hypertensive patients. Scientific Reports,8(8508):1-9.
4. Lim SS, Vos T, Flaxman AD, et al. (2012). A comparative risk assessment of burden of disease and injury attributable to 67 risk factors and risk factor clusters in 21 regions, 1990-2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study. 2010. Lancet. 380:2224–2260.
5. Moura André, Almeida Godoy, Simone de Cesarino, Cláudia Bernard (2016).Factors determining non-adherence to hypertension treatment. Fundamental Nursing Master by University of Sao Paulo. Brazil,34-35.
6. Morisky DE, DiMatteo MR (2011). Improving the measurement of self-reported medication nonadherence: Final response. J Clin Epidem. 64:258–263.
7. Niklas Arkadiusz, Flotyńska Anna, Puch-Walczak Aleksandra, Polakowska Maria, et al.(2018). Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in the adult Polish population – Multi-center National Population Health Examination Surveys – WOBASZ studies. Arch Med Sci.,14(5): 951–961
8. Park Kyong, Cho Sukyung, Bower Julie K. (2016). Changes in Adherence to NonPharmacological Guidelines for Hypertension. PLoS ONE. 11(8): e0161712