KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT GIẢI ÉP XUNG ĐỘT MẠCH MÁU THẦN KINH VÙNG GÓC CẦU TIỂU NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị vi phẫu thuật xung đột mạch máu thần kinh VII, V vùng góc cầu tiểu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 106 bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật tại trung tâm phẫu thuật thần kinh bệnh viện Việt Đức trong 3 năm (từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021). Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tỷ lệ điều trị phẫu thuật xung đột mạch máu và phức hợp thần kinh V, VII ở nữ gấp trên 2 lần nam giới. Xung đột mạch máu thần kinh chủ yếu ở vùng gần thân não. Tỷ lệ điều trị hiệu quả 89,62%, biến chứng hay gặp nhất là mất cảm giác nửa mặt tạm thời 8,62% giảm thính lực tạm thời 22,92%. Kết luận: Nguyên nhân chủ yếu gây xung đột thần kinh V là động mạch tiểu não trên (55,17%), với thần kinh VII là động mạch tiểu não trước dưới (52,05). Phẫu thuật giải ép mạch máu thần kinh mang đến hiệu quả tốt cho bệnh nhân. Mất cảm giác nửa mặt mặt tạm thời 8,62%, giảm thính lực tạm thời 22,92%... là biến chứng hay gặp tạm thời trong mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đau dây V, co giật nửa mặt
Tài liệu tham khảo
2. Võ Văn Nho (2013), “Co giật nửa mặt”, Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học Tp Hồ Chí Minh, tr. 301-309
3. Mark, R.M., et al. (1998) Microvascular decompression of cranial nerves: lessons learned after 4400 operations. Neurosurgery focus.
4. Rirk, R.d. (2002) Is the root entry/exit zone important in microvascular compression syndromes, Neurosurgery.
5. M. Sindou (2009), “Microvascular decompression for hemifacial spasm”, Practical handbook of neurosurgery from leading neurosurgeon, Volume 3: Springer Wien NewYork, pp. 317-332.
6. . Jr A.L.R. and Surgeons C. of N. (2019), Rhoton’s Cranial Anatomy and Surgical Approaches, Oxford University Press, New York.
7. Mark S. Greenberg (2020), Handbook of Neurosurgery, Thieme Medical Publishers.