ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO CẤP VÙNG NHÂN XÁM TRUNG ƯƠNG DO TĂNG HUYẾT ÁP

Thanh Thùy Hồ 1,, Hồng Khôi Võ 1,2,3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y Dược Đại học QG HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân chảy máu não cấp vùng nhân xám trung ương do tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu được thực hiện trên 121 bệnh nhân chảy máu não cấp nhân xám trung ương do tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm thần kinh Bạch Mai từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,6 ± 11,5. Tỷ lệ nam/nữ 1,9. Tính chất khởi phát thường đột ngột (96,7%), bệnh nhân thường vào viện trong 24 giờ đầu (56,2%). 100% bệnh nhân có HA lúc vào viện >140/90 mmHg. Tỷ lệ tăng HATT (100%) cao hơn tỷ lệ tăng HATTr (74,4%) trong đó tỷ lệ bệnh nhân có HATT > 180 mmHg chiếm 33,1%. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện đa dạng. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là đau đầu (86,8%), nôn buồn nôn (66,9%). Bên cạnh đó các triệu chứng thực thể thường gặp nhất là liệt nửa người (98,3%), liệt VII TW (91,7%), rối loạn ý thức (52,1%). Mức độ liệt thường trầm trọng, tỷ lệ bệnh nhân liệt mức độ từ 0-3 chiếm 62,8% trong đó cơ lực 0/5 chiếm đến 25,6%. Kết luận: Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng lâm sàng đa dạng thường gặp nhất là liệt nửa người (98,3%), liệt mặt (91,7%), đau đầu (86,8%), nôn buồn nôn (66,9%). Hầu hết các bệnh nhân vào viện với tình trạng huyết áp cao trong đó có 33,1% trường hợp có HATT > 180 mmHg. Mức độ liệt vận động thường trầm trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thrift AG, McNeil JJ, Forbes A, Donnan GA. Three Important Subgroups of Hypertensive Persons at Greater Risk of Intracerebral Hemorrhage. Hypertension. 1998;31(6):1223-1229. doi:10.1161/01.HYP.31.6.1223.
2. Flaherty ML, Woo D, Haverbusch M, et al. Racial variations in location and risk of intracerebral hemorrhage. Stroke. 2005;36(5):934-937. doi:10.1161/01.STR.0000160756.72109.95.
3. Qureshi AI, Mendelow AD, Hanley DF. Intracerebral haemorrhage. The Lancet. 2009;373(9675):1632-1644. doi:10.1016/S0140-6736(09)60371-8.
4. An SJ, Kim TJ, Yoon BW. Epidemiology, Risk Factors, and Clinical Features of Intracerebral Hemorrhage: An Update. J Stroke. 2017;19(1):3-10. doi:10.5853/jos.2016.00864.
5. Hu Y zhen, Wang J wen, Luo B yan. Epidemiological and clinical characteristics of 266 cases of intracerebral hemorrhage in Hangzhou, China. J Zhejiang Univ Sci B. 2013;14(6):496-504. doi:10.1631/jzus.B1200332.