ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV CÓ ĐỘT BIẾN GEN ALK ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE – CERITINIB
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến gen ALK được điều trị thuốc ức chế tyrosine kinase – ceritinib. Đánh giá đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 69 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen ALK, được điều trị bằng thuốc kháng tyrosine kinase – ceritinib từ 1/2019 đến tháng 06/2022, bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 và liên quan đáp ứng điều trị với một số yếu tố. Kết quả: Tuổi trung bình 52,6 ± 11,5; hay gặp ở nữ giới 52,2%; phần lớn (59,4%) người bệnh không hút thuốc. 63,8% bệnh nhân được điều trị TKIs bước một. Chỉ số toàn trạng kém PS ≥ 2 chiếm 11,5%. Di căn từ 3 cơ quan trở lên chiếm tỷ lệ cao 49,3%. Di căn não gặp tỷ lệ cao 36,2%. Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến là chủ yếu chiếm 89,9%. Xét nghiệm NGS xác định đột biến gen ALK chiếm 55,1%; RT-PCR chiếm 27,5%, nhuộm HMMD 13,0% và FISH 4,3%. 97,1% được thực hiện trên mẫu mô. Đáp ứng điều trị: Tỷ lệ đạt đáp ứng hoàn toàn 10,1%, đáp ứng một phần 66,8%. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ 76,9%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh là 87,0%. Đáp ứng tổn thương di căn hệ thần kinh trung ương đạt hiệu quả cao 72%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ đáp ứng liên quan đến độ tuổi, giới tính, tình trạng hút thuốc, điều trị trước đó, chỉ số toàn trạng, tình trạng di căn não. Kết luận: Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến gen ALK thường gặp ở tuổi trẻ, nữ gặp nhiều hơn nam, không hút thuốc. Di căn não gặp với tỷ lệ cao và thường di căn nhiều cơ quan. Điều trị bằng thuốc TKIs thế hệ 2 ceritinib có tỉ lệ đáp ứng cao, đặc biệt với tổn thương di căn hệ thần kinh trung ương. Đáp ứng điều trị không có sự khác biệt liên quan đến các đặc điểm lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ức chế tyrosine kinase (TKIs), ceritinib, ung thư phổi không tế bào nhỏ đột biến ALK
Tài liệu tham khảo
2. Sung H., Ferlay J., Siegel R. L. et al (2021), Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries, CA Cancer J Clin. 71(3), 209-249.
3. Nguyễn Thị Hoài Nga Phan Thu Hải, Phạm Quang Huy và cộng sự (2008), Bệnh ung thư phổi, Dịch tễ học và cơ chế sinh bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 7.
4. Bộ Y tế Việt Nam (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, Bộ Y tế, chủ biên, Bộ Y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh, Hà Nội.
5. Network National Comprehensive Cancer NCCN clinical practice guidelines in oncology (NCCN Guidelines™): non-small-cell lung cancer. Version 7.2019, truy cập ngày-10/29/2019, tại trang web www.nccn.org.
6. Pan-Chyr Yang Yuankai Shi, Joseph Siu-kie Au, et al (2012), Molecular Epidemiological prospective study of EGFR mutation from Asian patients with advanced lung adenocarcinoma (PIONEER), J Clin Oncol. 30, 1534.
7. Soria J. C., Tan D. S. W., Chiari R. et al (2017), First-line ceritinib versus platinum-based chemotherapy in advanced ALK-rearranged non-small-cell lung cancer (ASCEND-4): a randomised, open-label, phase 3 study, Lancet. 389(10072), 917-929.
8. Lipson D Capelletti M, Yelensky R, et al (2012), Identification of new ALK and RET gene fusions from colorectal and lung cancer biopsies, Nat Med. 18, 382-384.