PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA ESOMEPRAZOLE SO VỚI PANTOPRAZOLE Ở NGƯỜI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN CÓ VIÊM XƯỚC THỰC QUẢN TẠI VIỆT NAM

Thị Quỳnh Nga Nguyễn 1,, Đặng Tú Nguyên Lê 1, Phước Thành Nhân Lê 2, Văn Đạt Trương 1, Thị Hải Yến Nguyễn 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích chi phí hiệu quả của esomeprazole so với pantoprazole ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có viêm xước thực quản tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô hình hóa sử dụng mô hình cây quyết định để phân tích chi phí-hiệu quả của esomeprazole so với pantoprazole trong điều trị GERD có viêm xước thực quản. Nghiên cứu được thực hiện dưới quan điểm của cơ quan chi trả. Dữ liệu về hiệu quả điều trị tính toán dựa trên các thông số trích xuất từ nghiên cứu đa trung tâm và phân tích tổng hợp đã được công bố. Kết quả mô hình được biểu thị dưới dạng chỉ số chi phí-hiệu quả tăng thêm (ICER), kết quả phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy xác suất.  Kết quả: So với pantoprazole, esomeprazole có giá trị ICER là 44.574.294 VND/QALY tăng thêm, cụ thể hiệu quả tăng thêm là 0,0016 QALYs và chi phí điều trị tăng thêm là 72.075,9 VND. Hệ số chất lượng sống của trạng thái khỏi bệnh, hệ số chất lượng sống của trạng thái còn bệnh, đơn giá cho một viên esomeprazole/ pantoprazole là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả phân tích chi phí hiệu quả. Kết luận: Từ quan điểm của cơ quan chi trả và so với ngưỡng chi trả đề xuất bởi WHO, esomeprazole đạt chi phí hiệu quả so với pantoprazole trong điều trị GERD có viêm xước thực quản tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhang D, Liu S, Li Z, Wang & R, Wang R. Global, regional and national burden of gastroesophageal reflux disease, 1990–2019: update from the GBD 2019 study. https:// doi.org/ 101080/0785389020222074535. 2022;54(1):1372–84.
2. Fock KM, Talley NJ, Fass R, Goh KL, Katelaris P, Hunt R, et al. Asia-Pacific consensus on the management of gastroesophageal reflux disease: update. J Gastroenterol Hepatol. 2008;23(1):8–22.
3. Hatlebakk JG. Review article: gastric acidity − comparison of esomeprazole with other proton pump inhibitors. Aliment Pharmacol Ther. 2003; 17(1):10–5.
4. Miehlke S, Madisch A, Kirsch C, Lindner F, Kuhlisch E, Laass M, et al. Intragastric acidity during treatment with esomeprazole 40 mg twice daily or pantoprazole 40 mg twice daily--a randomized, two-way crossover study. Aliment Pharmacol Ther. 2005;21(8):963–7.
5. Yokoya Y, Igarashi A, Uda A, Deguchi H, Takeuchi T, Higuchi K. Cost-utility analysis of a “vonoprazan-first” strategy versus “esomeprazole- or rabeprazole-first” strategy in GERD. J Gastroenterol. 2019;54(12):1083–95.
6. Labenz J, Armstrong D, Lauritsen K, Katelaris P, Schmidt S, Schütze K, et al. A randomized comparative study of esomeprazole 40 mg versus pantoprazole 40 mg for healing erosive oesophagitis: the EXPO study. Aliment Pharmacol Ther. 2005;21(6):739–46.
7. Chiba N, De Gara CJ, Wilkinson JM, Hunt RH. Speed of healing and symptom relief in grade II to IV gastroesophageal reflux disease: a meta-analysis. Gastroenterology. 1997;112(6):1798–810.
8. Wójcik P, Chudziak D, Macioch T, Niewada M. Cost-Effectiveness of Esomeprazole Compared With Other Ppis Currently Reimbursed In Poland In The Treatment of Gerd. Value Heal. 2015; 18(7): A625–6.
9. Wahlqvist P, Dl V, Sd S, Gm D, Jacobs M, Gj L, et al. Esomeprazole Is Cost-Effective Compared With Pantoprazole In The Acute And Maintenance Treatment Of Reflux Esophagitis In Finland. Value Heal. 2005;8:A120.