TÌNH TRẠNG ĐAU, MẤT NGỦ SAU PHẪU THUẬT Ổ BỤNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỔ MỞ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang được tiến hành trên 300 người bệnh sau phẫu thuật mở đường tiêu hóa, nhằm mục tiêu: (1) mô tả diễn biến tình trạng đau, mất ngủ và các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật ổ bụng bằng phương pháp mổ mở (2) phân tích mối liên quan giữa tình trạng đau, mất ngủ tới quá trình hồi phục sau mổ và một số yếu tố khác. Phương pháp nghiên cứu: với thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu, sử dụng kết quả trong bệnh án theo dõi sau mổ , bổ sung các bộ câu hỏi về đau theo thang điểm VAS, bộ câu hỏi chất lượng hồi phục sau mổ -QoR-15, câu hỏi về chất lượng giấc ngủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ đau của người bệnh giảm đáng kể theo thời gian trong các ngày sau mổ. Tỷ lệ đau dữ dội ở ngày đầu sau mổ là 91,0%, giảm xuống 20,7% ở ngày thứ 2; ở ngày thứ 3 chỉ còn 2,3%. Tỷ lệ người bệnh không đau tăng từ 4,0% ở ngày thứ ba sau mổ lên 86,0% tại ngày ra viện. Tỷ lệ người bệnh giảm đau tốt (giảm >=3 điểm) tại thời điểm ra viện so với ngày thứ 2 là 74,3%. Tỷ lệ người bệnh không ngủ được giảm từ 26,7% ở ngày đầu sau mổ xuống 12,7% ngày thứ hai sau mổ và 2,7% ở ngày thứ ba. Tỷ lệ ngủ ít giảm từ 72,0% ở ngày thứ nhất xuống 61,3% ngày thứ 2 và 29,7% ngày thứ 3 và 10,0% ngày ra viện. Tỷ lệ ngủ bình thường ở ngày thứ nhất, hai, ba và ra viện tăng dần, lần lượt là 1,3%; 26,0%; 67,7% và 90,0%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ cải thiện tình trạng đau và chất lượng giấc ngủ. Mức độ đau sau mổ tác động lên tình trạng giấc ngủ của người bệnh. Đau càng nhiều mất ngủ càng nặng. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ đau sau mổ với mức độ phục hồi của người bệnh. Nữ giới có mức độ cải thiện tình trạng đau tốt hơn so với nam giới. Có mối liên quan giữa hình thức phẫu thuật, tình trạng vết mổ và tình trạng biến chứng của người bệnh với mức độ đau sau mổ. Có thể dựa vào điểm đau và mức độ mất ngủ để dự kiến ngày lành vết mổ (có thể cắt chỉ) với hệ số tương quan khá chặt chẽ (R = 0,604) và hàm tương quan đa biến có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Có thể dựa vào điểm đau và mức độ mất ngủ để dự kiến ngày nằm viện với hệ số tương quan R = 0,592 và hàm tương quan đa biến có ý nghĩa thống kê (p<0,001) . Kết luận:Đau và mất ngủ giảm mạnh nhất từ sau ngày thứ 2. Có mối liên quan giữa tình trạng đau và chất lượng giấc ngủ. Mức độ giảm đau và mất ngủ liên quan đến chất lượng hồi phục sau mổ. Có thể dựa trên điểm đau và điểm mất ngủ để tiên lượng ngày cắt chỉ và ngày ra viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đau, mất ngủ, chất lượng hồi phục sau mổ mở đường tiêu hóa, tiên lượng ngày cắt chỉ và số ngày nằm viện
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2012). Thông tư Hướngdẫn công tác gây mê - hồi sức. Thông tư số 13/2012/TT-BYT, ngày 20 tháng 8 năm2012 Hà Nội].
3. Mai Bá Hải (2018), “Các yếu tố tiên lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương tại bệnh viện đại học y dược Huế, Thừa Thiên Huế”, Nghiên cứu y học, Phụ bản tập 22, số 6, 2018
4. Trần Thị Hồng Hạnh, 2019, Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa Học Điều Dưỡng – Tập 03 – Số 02 tr48-56
5. Nguyễn Thị Mùi (2018) Thực trạng rối loạn giấc ngủ của người bệnh Ung thư Điều trị nội trú tại Hải Dương, Tạp chí Khoa Học Điều Dưỡng, tập 01, số 02
6. Nguyễn Hữu Tú (2010). Dự phòngvà chống đau sau mổ, Sinh hoạt khoa họcchuyên đề chống đau sau mổ, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, tr. 3-27.
7. Erica Wessels et al (2021) Quality of Recovery Following Orthopedic Surgery in Patients at an Academic Hospital in South Africa. Anesth, Analg; 133 (2): 507-514
8. Eyerusalem H (2015). Assessment of postoperative pain managementin Saint Paul’s Hospital Millennium Medical College, Doctoral dissertation, AddisAbaba University
9. Mayda A.S, Yilmaz M, Bolu F etal (2014). “Mortality Rates of TraumaticTraffic Accident Patients at the UniversityHospital”, Trafic&Transportation, 26(3),p. 219-225.