KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG TRONG HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC CẤP

Hữu Thọ Nông 1,, Thọ Tuấn Anh Phạm 2, Hoàng Định Nguyễn 2
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát tỷ lệ và mô tả một số đặc điểm về hình thái tổn thương trong hội chứng ĐMC ngực cấp ở nhóm bệnh nhân được nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, hàng loạt các trường hợp. Bn được chẩn đoán một trong các thể của HC ĐMC ngực cấp và được điều trị tại khoa phẫu thuật tim, bệnh viện Chợ Rẫy và khoa phẫu thuật tim mạch, bệnh viện Đại Học Y Dược trong thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2018. Kết quả: Trong thời gian 3 năm (9/2015- 9/2018), chúng tôi thu thập được 102 trường hợp được chẩn đoán hội chứng ĐMC cấp. Sau khi được hội chẩn tim mạch, có 101 ca được điều trị phẫu thuật. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi 61-70 tuổi (45,8%).  Các dạng hình thái tổn thương: Nhóm bóc tách kinh điển (AD) chiếm tỷ lệ cao nhất 66,3%, nhóm phình dọa vỡ (AAR) là 23,8%, nhóm loét thủng (PAU) là 8,9%, nhóm huyết khối tụ thành (IMH) là 23,8%. Trong HC ĐMC cấp, vị trí tổn thương chủ yếulà ĐMC ngực đoạn lên (74,3%). Các vị trí khác có tỷ lệ tổn thương ít gặp hơn, tổn thương đoạn quai (54,5%), tổn thương đoạn gốc ĐMC (29,7%). Kết luận: Hình thái tổn thương trong hội chứng ĐMC ngực cấp khá đa dạng và phức tạp, thường gặp vẫn là dạng hình thái bóc tách ĐMC kinh điển (AD) chiếm tỷ lệ cao nhất 66,3%; các hình thái ít gặp hơn là loét thủng PAU 8,9% và huyết khối tụ thành IMH 23,8%. Tổn thương có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau và chồng lấn lên nhau, thường gặp nhất là ĐMC đoạn lên là 74,3%. đoạn quai 54,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anh Phạm Thọ Tuấn (2008), "Đặc điểm kỹ thuật phẫu thuật vùng quai động mạch chủ".Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13, pp. tr. 1-9.
2. Cường Lê văn (2012), "Các dạng và kích thước động mạch của người Việt Nam", Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, pp.
3. Hùng Dương Đức (2018), "Kết quả sớm phẫu thuật Bentall tại bệnh viện Bạch Mai".Tạp chí Phẫu thuật lồng ngực - tim mạch Việt Nam, 20, pp. tr. 40 - 46.
4. Hùng Phạm Mạnh (2015), "Mười điểm cần chú ý trong các khuyến cáo hiện nay về chẩn đoán phình và / hoặc bóc tách động mạch chủ".Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 70, tr. 13 -14.
5. Lâm Triều Phát Nguyễn Thái An, Trần Quyết Tiến, Phạm Thọ Tuấn Anh, Ngô Tuấn Anh, (2014), "Kết quả bước đầu đặt ống ghép nội mạch trong điều trị phình động mạch chủ ngực,". Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, 9 (số 1), pp. 82-87.
6. Celikyay, Koner, Celikyay, et al. (2013). "Frequency and imaging findings of variations in human aortic arch anatomy based on multidetector computed tomography data". Clin Imaging, 37(6), pp. 1011-9.
7. Evangelista Arturo, Isselbacher Eric M., Bossone Eduardo, Gleason Thomas G., Eusanio Marco Di, et al. (2018), "Insights From the International Registry of Acute Aortic Dissection". Circulation, 137 (17), pp. 1846-1860.
8. Viscomi S.G. (2008), "Chapter 5: Computed tomography",in: J.S. Conselli, S.A.Lemaire, Aortic Arch Surgery, Blackwell, West Sussex-UK, pp. 39-57.