CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT U NGUYÊN BÀO THẦN KINH ĐỆM VÀ DI CĂN NÃO ĐƠN Ổ: GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN SỨC CĂNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG TÍN HIỆU TRÊN CHUỖI XUNG FLAIR

Hà Vi Nguyễn 1,, Duy Hùng Nguyễn 1,2, Văn Bình Hoàng 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Vai trò của giá trị FA, MD của chuỗi xung khuếch tán sức căng và định lượng tín hiệu trên chuỗi xung FLAIR trong chẩn đoán phân biệt u nguyên bào thần kinh đệm (GBM) và di căn não đơn ổ (MET) trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu trên 50 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ sọ não trước sinh thiết hoặc phẫu thuật và được chẩn đoán GBM hoặc MET trên giải phẫu bệnh. Kết quả: Vùng quanh u ghi nhận giá trị FA (qFA) ở GBM lớn hơn và giá trị tín hiệu FLAIR thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với MET (p<0,05). Giá trị FA, MD, FLAIR và tỷ lệ tương đối của FA, FLAIR với chất trắng lành tính đối diện ở vùng ngấm thuốc của khối u (uFA, uMD, uFLAIR, u/tFA, u/tFLAIR) ở GBM đều lớn hơn đáng kể so với ở MET có ý nghĩa thống kê. Sự kết hợp các giá trị uFA, uMD, uFLAIR, u/tFA, u/tFLAIR, qFA có giá trị cao nhất trong chẩn đoán phân biệt hai loại u với diện tích dưới đường cong 0,975, độ nhạy 88,6%, độ đặc hiệu 100%. Kết luận: Các giá trị uFA, uMD, uFLAIR, u/tFA, u/tFLAIR, qFA là các chỉ số hữu dụng trong chẩn đoán phân biệt GBM và MET. Sự kết hợp các chỉ số này giúp nâng cao giá trị chẩn đoán phân biệt hai loại u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lu S, Ahn D, Johnson G, Cha S. Peritumoral diffusion tensor imaging of high-grade gliomas and metastatic brain tumors. AJNR Am J Neuroradiol. 2003;24(5):937-941.
2. Lee EJ, Ahn KJ, Lee EK, Lee YS, Kim DB. Potential role of advanced MRI techniques for the peritumoural region in differentiating glioblastoma multiforme and solitary metastatic lesions. Clin Radiol. 2013;68(12):e689-697. doi:10.1016/j.crad.2013.06.021
3. Tang YM, Ngai S, Stuckey S. The solitary enhancing cerebral lesion: can FLAIR aid the differentiation between glioma and metastasis? AJNR Am J Neuroradiol. 2006;27(3):609-611.
4. Chen XZ, Yin XM, Ai L, Chen Q, Li SW, Dai JP. Differentiation between Brain Glioblastoma Multiforme and Solitary Metastasis: Qualitative and Quantitative Analysis Based on Routine MR Imaging. Am J Neuroradiol. 2012;33(10):1907-1912. doi:10.3174/ajnr.A3106
5. Caravan I, Ciortea CA, Contis A, Lebovici A. Diagnostic value of apparent diffusion coefficient in differentiating between high-grade gliomas and brain metastases. Acta Radiol Stockh Swed 1987. 2018;59(5):599-605. doi:10.1177/0284185117727787
6. Byrnes TJD, Barrick TR, Bell BA, Clark CA. Diffusion tensor imaging discriminates between glioblastoma and cerebral metastases in vivo. NMR Biomed. 2011;24(1):54-60. doi:10.1002/nbm.1555
7. Wang S, Kim S, Chawla S, et al. Differentiation between glioblastomas and solitary brain metastases using diffusion tensor imaging. NeuroImage. 2009;44(3):653-660. doi:10.1016/j.neuroimage.2008.09.027
8. Skogen K, Schulz A, Helseth E, Ganeshan B, Dormagen JB, Server A. Texture analysis on diffusion tensor imaging: discriminating glioblastoma from single brain metastasis. Acta Radiol Stockh Swed 1987. 2019;60(3):356-366. doi:10.1177/0284185118780889