RỐI LOẠN NUỐT VÀ MỘT SỐ YẾU TỔ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON GIAI ĐOẠN MUỘN

Thị Thuỳ Linh Nguyễn 1,, Thị Kim Liên Nguyễn 1, Thanh Bình Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh Parkinson là một bệnh lí thoái hoá thần kinh trung ương thường gặp ở người cao tuổi, đặc trưng bới sự kết hợp triệu chứng vận động và ngoài vận động. Rối loạn nuốt là vấn đề thường gặp ở bệnh Parkinson đặc biệt trong giai đoạn muộn. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dinh dưỡng người bệnh đưa vào cơ thể cũng như việc chuyển hoá và có tác dụng của thuốc điều trị, làm tăng nguy cơ bị viêm phổi sặc (Aspiration pneumonia) đe dọa tính mạng người bệnh. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn nuốt và phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn nuốt ở người bệnh Parkinson giai đoạn muộn tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Phương pháp: Đặc điểm rối loạn nuốt được đánh giá theo đặc điểm lâm sàng, thang Tầm soát Nuốt theo Gugging (GUSS). Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 71,22 ± 8,61 tuổi, tuổi chủ yếu > 60 tuổi, tỷ lệ nam: nữ: 1,58:1. Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,80 ± 4,13 năm. Biểu hiện rối loạn nuốt hay gặp nhất là thay đổi giọng nói và nuốt vướng. Các biến chứng thường gặp bao gồm: thay đổi thói quen ăn uống, suy dinh dưỡng và viêm phổi. Bệnh nhân có triệu chứng vận động nặng hơn (điểm UPDRS phần III cao hơn), thời gian mắc bệnh lâu hơn, có điểm GUSS thấp hơn. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, rối loạn nuốt ở bệnh nhân Parkinson hay biểu hiện là thay đổi giọng nói và nuốt vướng. Biến chứng thường gặp là thay đổi thói quen ăn uống và suy dinh dưỡng. Bệnh nhân có càng nhiều triệu chứng vận động và thời gian mắc bệnh kéo dài thì điểm GUSS càng thấp, tương ứng với mức độ rối loạn nuốt nặng hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Suttrup I, Warnecke T. Dysphagia in Parkinson’s Disease. Dysphagia. 2016;31(1):24-32. doi:10.1007/s00455-015-9671-9
2. Nguyễn Thế Anh. Nhận xét đặc điểm lâm sàng rối loạn vận động và rối loạn nhận thức ở bệnh nhân parkinson cao tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2015;tháng 7 số đặc biệt:113-121.
3. Nguyễn Thị Khánh. Ảnh hưởng của triệu chứng vận động đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2018;471:323-329.
4. Gillies GE, Pienaar IS, Vohra S, Qamhawi Z. Sex differences in Parkinson’s disease. Front Neuroendocrinol. 2014;35(3):370-384. doi:10.1016/j.yfrne.2014.02.002
5. Nguyễn Thị Thanh Bình. Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson giai đoạn cuối. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2019;481(1):95-100.
6. Macchi ZA, Koljack CE, Miyasaki JM, et al. Patient and caregiver characteristics associated with caregiver burden in Parkinson’s disease: a palliative care approach. Ann Palliat Med. 2020; 9(Suppl 1):S24-S33. doi:10.21037/apm.2019.10.01
7. Lê Hải Nam, Nguyễn Thanh Bình. Đặc điểm đau và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson. Tạp Chí Y Học Thực Hành. Published online September 2019:2-5.
8. Pagano G, Ferrara N, Brooks DJ, Pavese N. Age at onset and Parkinson disease phenotype. Neurology. 2016;86(15):1400-1407. doi:10.1212/WNL.0000000000002461
9. Nguyễn Đức Trung. Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân Parkinson bằng thang điểm của Mann và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Hữu nghị năm 2017. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2018;464(3):12-19.
10.Potulska A, Friedman A, Królicki L, Spychala A. Swallowing disorders in Parkinson’s disease. Parkinsonism Relat Disord. 2003;9(6):349-353.