GIÁ TRỊ BIÊN ĐỘ PHỨC BỘ QRS TẠI THỜI ĐIỂM 40 MS KHỞI ĐẦU Ở CHUYỂN ĐẠO V2 (V2QRSI40) TRONG DỰ ĐOÁN VỊ TRÍ RỐI LOẠN NHỊP THẤT TỪ ĐƯỜNG RA TÂM THẤT

Tuấn Việt Nguyễn 1, Tuấn Việt Trần 1,2, Duy Linh Nguyễn 1, Đình Phong Phan 1,2,
1 Viện Tim mạch Việt Nam
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị biên độ sóng tại thời điểm 40 ms khởi đầu ở chuyển đạo V2 (V2QRS i40 ms) trong chẩn đoán vị trí khởi phát rối loạn nhịp thất từ đường ra các tâm thất.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 84 bệnh nhân được chẩn đoán xác định và triệt đốt rối loạn nhịp thành công tại đường ra thất phải (nhóm RVOT)  (n = 68) và đường ra thất trái (nhóm LVOT) (n = 16). Biên độ sóng trong 40 ms khởi đầu của phức bộ QRS (V2QRSi40) được đo bằng hệ thống thăm dò điện sinh lý tim. Kết quả: Giá trị QRSi40 trên các chuyển đạo trước tim không có khác biệt giữa hai nhóm rối loạn nhịp từ đường ra thất phải (nhóm RVOT) và đường ra thất trái (nhóm LVOT) ngoại trừ V2QRSi40. Chỉ số V2QRSi40 có diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là lớn nhất (0.882) với ngưỡng cut-off ≥ 0.535 mV có giá trị dự đoán vị trí khởi phát rối loạn nhịp từ LVOT (độ nhạy 87.5% và độ đặc hiệu 89.7%). Giá trị V2QRSi40 vượt trội hơn chỉ số V2S/V3R và TZ index và tương đương với chỉ số V2 transition ratio (với AUC = 0.949).  Kết luận: V2QRSi40 là một tiêu chuẩn có giá trị trong dự đoán vị trí khởi phát rối loạn nhịp từ đường ra các tâm thất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Robert.D. Anderson, Saurabh Kumar, et al. Differentiating Right- and Left-Sided Outflow Tract Ventricular Arrhythmias Classical ECG Signatures and Prediction Algorithms. Circ Arrhythm Electrophysiol. 2019;12(6):e007392.
2. Jiao Z.Y., Li Y.B., Mao J., et al. Differentiating origins of outflow tract ventricular arrhythmias: a comparison of three different electrocardiographic algorithms. Braz J Med Biol Res. 2016;49(5):356-379.
3. Yu Xia, Zheng Liu, Jun Liu. Amplitude of QRS complex within initial 40 ms in V2 (V2QRSi40): Novel electrocardiographic criterion for predicting accurate localization of outflow tract ventricular arrhythmia origin. Heart Rhythm. 2020;17(12):2164-2171.
4. Asirvatham SJ. Correlative anatomy for the invasive elec- trophysiologist: outflow tract and supravalvar arrhythmia. J Cardiovasc Electrophysiol. 2009;20:955-968.
5. Kaypakli O., Koca H., Sahin DY., et al. S-R difference in V1-V2 is a novel criterion for differentiating the left from right ventricular outflow tract arrhythmias. Ann Noninvasive Electrocardiol. Published online 2018:23:e12516.
6. He Z, Liu M, Yu M, Li J, Xu T, Zhu J, O’Gara MC, O’Meara M, Ye H, Tan X. An electrocardiographic diagnostic model for differentiating left from right ventricular outflow tract tachycardia origin. J Cardiovasc Electrophysiol. 2018;29:908-915.
7. Phan Đình Phong. Nghiên Cứu Điện Sinh Lý Học Tim Của Rối Loạn Nhịp Thất Khởi Phát Từ Xoang Valsava và Kết Quả Triệt Đốt Bằng Sóng Có Năng Lượng Radio. Luận văn Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y hà Nội; 2015.
8. Yoshida N., Inden Y., Uchikawa T, et al. Novel transitional zone index allows more accurate differentiation between idiopathic right ventricular outflow tract and aortic sinus cusp ventricular arrhythmias. Heart Rhythm. 2011;8(3):349-356.