ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG SỢI TRỤC VÀ DỰ ĐOÁN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CẤP TRÊN LỀU

Hải Đăng Vũ 1,2,, Duy Tôn Mai 3,4, Quốc Chính Lương 3,4, Quang Lục Trần 2, Văn Hoà Nguyễn 3, Văn Tài Lê 3, Thị Sơn Nguyễn 3, Anh Tuấn Trần 3,4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tổn thương sợi trục và dự đoán phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính trên lều. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang gồm 28 bệnh nhân nhồi máu cấp tính trên lều và được chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Tín hiệu sợi trục không thay đổi gặp ở phần lớn các bệnh nhân có bó sợi trục không đi qua ổ nhồi máu (28,6%), giảm mạnh tín hiệu sợi trục hay gặp ở bệnh nhân có bó sợi trục nằm hoàn toàn trong ổ nhồi máu (32,1%). Giá trị FA, ADC bó sợi trục bên nhồi máu nhỏ hơn so với bên đối diện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm bệnh nhân có bó sợi trục không đi qua ổ nhồi máu hay không thay đổi tín hiệu sợi trục có tỷ lệ phục hồi vận động sau 3 tháng tốt hơn các nhóm còn lại (tỷ lệ tương ứng là 39,3% và 25%); nhóm bệnh nhân có bó sợi trục nằm hoàn toàn trong ổ nhồi máu hay có tín hiệu sợi trục giảm mạnh phục hồi rất kém (tỷ lệ tương ứng là 32,1% và 39,3%), với p<0,05. Giá trị FA bó sợi trục bên nhồi máu ở nhóm bệnh nhân hồi phục kém nhỏ hơn nhóm bệnh nhân hồi phục tốt, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Giá trị ADC không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Kết luận: Các yếu tố tín hiệu bó sợi trục, vị trí bó sợi trục so với ổ nhồi máu và giá trị FA bó sợi trục bên nhồi máu có ý nghĩa dự đoán phục hồi vận động sau 3 tháng ở bệnh nhân nhồi máu cấp tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Langhorne P, Coupar F, Pollock A (2009). Motor recovery after stroke: a systematic review. The Lancet Neurology, 8(8):741-54.
2. Jellison BJ, Field AS, Medow J, Lazar M, Salamat MS, Alexander AL (2004). Diffusion tensor imaging of cerebral white matter: a pictorial review of physics, fiber tract anatomy, and tumor imaging patterns. AJNR American journal of neuroradiology, 25(3):356-69.
3. Nelles M, Gieseke J, Flacke S, Lachenmayer L, Schild HH, Urbach H (2008). Diffusion tensor pyramidal tractography in patients with anterior choroidal artery infarcts. AJNR American journal of neuroradiology, 29(3):488-93.
4. Werring DJ, Toosy AT, Clark CA, et al (2000). Diffusion tensor imaging can detect and quantify corticospinal tract degeneration after stroke. Journal of neurology, neurosurgery, and psychiatry, 69(2):269-72.
5. Lai C, Zhang SZ, Liu HM, et al (2007). White matter tractography by diffusion tensor imaging plays an important role in prognosis estimation of acute lacunar infarctions. 80(958):782-789.
6. Ali GG, Elhameed AMA (2012). Prediction of motor outcome in ischemic stroke involving the pyramidal tract using diffusion tensor imaging. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 43(1):25-31.
7. Vũ Duy Lâm (2019). Đánh giá tổn thương bó tháp và một số chỉ số của cộng hưởng từ khuếch tán liên quan với chức năng vận động của bệnh nhân nhồi máu não, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
8. Kim KH, Kim YH, Kim MS, Park CH, Lee A, Chang WH (2015). Prediction of Motor Recovery Using Diffusion Tensor Tractography in Supratentorial Stroke Patients With Severe Motor Involvement. Annals of rehabilitation medicine, 39(4):570-6.