ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN MUỘN CÓ ĐỘT BIẾN GEN T790M THỨ PHÁT BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE THẾ HỆ 3 - OSIMERTINIB

Thị Bích Phượng Nguyễn 1,, Hùng Kiên Đỗ 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen T790M thứ phát được điều trị thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ 3 – osimetinib. Đánh giá đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. 42 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến T790M thứ phát, được điều trị bằng thuốc kháng tyrosine kinase thế hệ 3 - osimertinib từ 1/2018 đến tháng 06/2022; bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 và liên quan đáp ứng điều trị với một số yếu tố. Kết quả: Tuổi trung bình 55,6 ± 12,4; hay gặp ở nữ giới 52,4%, đa phần người bệnh không hút thuốc 83,3%. Khoảng thời gian điều trị bước một >12 tháng chiếm đến 60,1% các trường hợp. Tiến triển tại phổi hay gặp nhất với 54,8%. Vị trí sinh thiết lại nhiều nhất là hạch ngoại vi với 46,2%; 38,1% trường hợp phát hiện bằng mẫu máu, 9,5% trường hợp mẫu máu âm tính được khẳng định lại bằng mẫu mô. Đáp ứng: Đáp ứng hoàn toàn đạt 2,4%, đáp ứng một phần 78,6%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh là 92,9%. Đáp ứng tổn thương di căn hệ thần kinh trung ương thu được rất cao 87,5%. Nhóm có chỉ số toàn trạng tốt ECOG < 2 có tỷ lệ đáp ứng cao hơn so với nhóm có thể trạng kém ECOG ≥ 2. Không có sự khác biệt về tỷ lệ đáp ứng liên quan đến độ tuổi, giới tính, tình trạng hút thuốc và tình trạng đột biến gen EGFR hay kết quả T790M bằng mẫu máu hoặc mẫu mô. Kết luận: Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen T790M thứ phát thường gặp ở nữ giới, không hút thuốc và có thời gian điều trị bước 1 hơn 12 tháng. Điều trị bằng thuốc TKIs thế hệ 3 osimertinib có tỉ lệ đáp ứng cao, đặc biệt với tổn thương di căn hệ thần kinh trung ương

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R. L. et al (2021), Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries, CA Cancer J Clin. 71(3), 209-249.
2. Trần Văn Thuấn Lê Văn Quảng, Nguyễn Tiến Quang (2019), “Ung thư phổi”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, 176-187.
3. Khozin S., Weinstock C., Blumenthal G. M. et al (2017), Osimertinib for the Treatment of Metastatic EGFR T790M Mutation-Positive Non-Small Cell Lung Cancer, Clin Cancer Res. 23(9), 2131-2135.
4. Mai Trọng Khoa Trần Đình Hà, Phạm Cẩm Phương và CS (2016), Xác định đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2 (Cận lâm sàng-Hệ thống tạo huyết), 7.
5. Nguyễn Hoài Nga Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, và CS (2014), Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát chẩn đoán điều trị tại bệnh viện K trong 10 năm từ 2001 đến 2010, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. số 2, 7.
6. Mok T. S., Wu Y. L., Ahn M. J. et al (2017), Osimertinib or Platinum-Pemetrexed in EGFR T790M-Positive Lung Cancer, N Engl J Med. 376(7), 629-640.
7. Pan-Chyr Yang Yuankai Shi, Joseph Siu-kie Au, et al (2012), Molecular Epidemiological prospective study of EGFR mutation from Asian patients with advanced lung adenocarcinoma (PIONEER), J Clin Oncol. 30, 1534.
8. John T., Akamatsu H., Delmonte A. et al (2018), EGFR mutation analysis for prospective patient selection in AURA3 phase III trial of osimertinib versus platinum-pemetrexed in patients with EGFR T790M-positive advanced non-small-cell lung cancer, Lung Cancer. 126, 133-138.
9. Ramalingam S. S., Vansteenkiste J., Planchard D. et al (2020), Overall Survival with Osimertinib in Untreated, EGFR-Mutated Advanced NSCLC, N Engl J Med. 382(1), 41-50.