PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG BUDESONIDE VÀO ĐIỀU TRỊ THÔNG THƯỜNG TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP HEN PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI BỆNH NHI TẠI VIỆT NAM

Đặng Tú Nguyên Lê 1,, Thị Quỳnh Nga Nguyễn 1, Thị Thúy Hà Nguyễn 2, Văn Đạt Trương 1, Thị Hải Yến Nguyễn 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhân dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích chi phí hiệu quả của việc bổ sung Budesonide so với phương pháp điều trị thông thường trong điều trị đợt cấp hen phế quản ở người bệnh nhi (<12 tuổi) tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Dân số nghiên cứu được ước tính từ dữ liệu dịch tễ bệnh tại Việt Nam. Phân tích kinh tế dược sử dụng phương pháp mô hình hóa với mô hình Markov gồm hai trạng thái chính: đợt cấp hen phế quản và khỏi bệnh tương ứng với đợt nằm viện do đợt cấp. Nghiên cứu được thực hiện dưới quan điểm của cơ quan chi trả, khung thời gian phân tích của mô hình là 7 ngày. Hiệu quả lâm sàng được trích xuất từ nghiên cứu của Razi và cộng sự 2015; các thông số về chi phí được dựa trên cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Dược. Kết quả mô hình được biểu thị dưới dạng chỉ số gia tăng chi phí-thỏa dụng (ICUR), kết quả phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy xác suất.  Kết quả: Việc sử dụng bổ sung Budesonide vượt trội so với can thiệp điều trị thông thường, tổng chi phí điều trị giảm 422.734.341 VND và tăng 2,13 QALYs trên tổng dân số nghiên cứu (N=16.216). Kết quả phân tích độ nhạy xác suất cho thấy so với can thiệp điều trị thông thường, việc sử dụng bổ sung Budesonide có xác suất 99,78% vượt trội và 0,22% đạt chi phí hiệu quả khi so sánh với ngưỡng chi trả đề xuất bởi WHO. Kết luận: Từ quan điểm của cơ quan chi trả, việc bổ sung Budesonide vào điều trị thông thường tiết kiệm chi phí và tăng chất lượng sống đối với người bệnh < 12 tuổi tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Casas M., den Dekker H. T., Kruithof C. J. et al. (2018), "The effect of early growth patterns and lung function on the development of childhood asthma: a population based study", Thorax. 73 (12), 1137-1145.
2. Ferrante G., La Grutta S. (2018), "The Burden of Pediatric Asthma", Front Pediatr. 6, 186.
3. Razi C. H., Akelma A. Z., Harmanci K. et al. (2015), "The Addition of Inhaled Budesonide to Standard Therapy Shortens the Length of Stay in Hospital for Asthmatic Preschool Children: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Trial", Int Arch Allergy Immunol. 166 (4), 297-303.
4. Volovitz B. (2007), "Inhaled budesonide in the management of acute worsenings and exacerbations of asthma: a review of the evidence", Respir Med. 101 (4), 685-695.
5. Weiss K., Buxton M., Andersson F. L. et al. (2006), "Cost-effectiveness of early intervention with once-daily budesonide in children with mild persistent asthma: results from the START study", Pediatr Allergy Immunol. 17 Suppl 17, 21-27.
6. Bộ Y tế (2016), "Quyết định số 4888/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi".
7. European Academy of Allergy and Clinical Immunology (2021), Global Atlas of Asthma.