KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ TRƯỚC PHẪU THUẬT PHÁC ĐỒ 4AC-4T LIỀU DÀY BỆNH UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyệt Hằng Đoàn 1, Lê Huy Trịnh 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư vú (UTV) được hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ 4AC-4T liều dày; đánh giá đáp ứng và tác dụng không mong muốn của nhóm bệnh nhân (BN) nghiên cứu trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 42 BN UTV được hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ 4AC-4T liều dày tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Đặc điểm nhóm nghiên cứu: Tuổi trung bình BN: 46,5 tuổi, phần lớn BN ở giai đoạn III (81%) trong khi 19% BN ở giai đoạn II, 92,9% BN có thể mô bệnh học là ung thư biểu mô thể ống xâm nhập, đa số BN có độ mô  học III (50%). Đáp ứng: Sau điều trị hóa chất, tỉ lệ người bệnh đáp ứng hoàn toàn (ĐƯHT) trên lâm sàng tăng từ 11,9% sau 4 đợt hóa trị lên 38,1% sau 8 đợt hóa trị. Không có BN tiến triển lâm sàng sau điều trị 8 chu kỳ hóa chất. Cả 42 BN đều được phẫu thuật sau hóa trị. ĐƯHT trên mô bệnh học đạt 42,8%. Độc tính: BN trong nghiên cứu dung nạp khá tốt với phác đồ hóa chất. Thường gặp hạ bạch cầu độ 1,2 và hạ bạch cầu trung tính độ 2,3. Nôn, chán ăn, rụng tóc và độc tính thần kinh ngoại vi là những tác dụng không mong muốn thường gặp khi điều trị, tuy nhiên chỉ ở độ 1 và độ 2. Kết luận: Phác đồ 4AC-4T liều dày cho tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn về mô bệnh học cao, đồng thời độc tính ở mức độ chấp nhận được, do vậy có thể áp  dụng  được ở nước ta trong điều trị bổ trợ trước ung thư vú, đặc biệt trong giai đoạn  không thể phẫu thuật được tại thời điểm chẩn đoán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eisenhauer EA, Therasse P, Bogaerts J, et al. New response evaluation criteria in solid tumours: revised RECIST guideline (version 1.1). Eur J Cancer. 2009;45(2):228-247. doi:10.1016/ j.ejca.2008.10.026
2. Guarneri V, Broglio K, Kau SW, et al. Prognostic value of pathologic complete response after primary chemotherapy in relation to hormone receptor status and other factors. J Clin Oncol. 2006;24(7):1037-1044. doi:10.1200/JCO.2005.02.6914
3. Hà Thành Kiên. Đánh Giá Kết Quả Hóa Trị Bổ Trợ Trước Phẫu Thuật Phác Đồ 4AC-4T Liều Dày Trên Bệnh Nhân Ung Thư vú Tại Bệnh Viện K. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.; 2015.
4. Nguyễn Thị Thủy. Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ 4AC-4T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2016.
5. Hong WS, Jeon JY, Kang SY, et al. Comparison of neoadjuvant adriamycin and docetaxel versus adriamycin, cyclophosphamide followed by paclitaxel in patients with operable breast cancer. J Korean Surg Soc. 2013;85(1):7-14.
doi:10.4174/jkss.2013.85.1.7
6. Vriens BEPJ, Vriens IJH, Aarts MJB, et al. Improved survival for sequentially as opposed to concurrently delivered neoadjuvant chemotherapy in non-metastatic breast cancer. Breast Cancer Res Treat. 2017;165(3):593-600. doi:10.1007/s10549-017-4364-8
7. von Minckwitz G, Raab G, Caputo A, et al. Doxorubicin with cyclophosphamide followed by docetaxel every 21 days compared with doxorubicin and docetaxel every 14 days as preoperative treatment in operable breast cancer: the GEPARDUO study of the German Breast Group. J Clin Oncol. 2005;23(12):2676-2685.
doi:10.1200/JCO.2005.05.078
8. Untch M, Möbus V, Kuhn W, et al. Intensive dose-dense compared with conventionally scheduled preoperative chemotherapy for high-risk primary breast cancer. J Clin Oncol. 2009;27 (18):2938-2945. doi:10.1200/JCO.2008.20.3133