TIẾN TRIỂN CỦA TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Xuân Đặng 1,
1 Trung Tâm Chống Độc - Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tiến triển của tổn thương thận cấp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ngộ độc cấp”. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 73 bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương thận cấp điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2019 đến 7/2020. Các biến số nghiên cứu được thu  thập theo mẫu bệnh án thống nhất, tổn thương thận cấp được chẩn đoán khi khi creatinin máu ≥ 130 µmol/l và được chia ra 3 mức độ nặng theo KDIGO. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương thận tại thời điểm nhập viện mức độ 1 là 24,7%, mức độ 3 là 17,8% và thấp nhất là mức độ 2 là 9,6%; 47,9% bệnh nhân chưa có tổn thương. Có 60,3% bệnh nhân có tổn thương thận nặng lên trong quá trình điều trị. 60,3% bệnh nhân có chức năng thận hồi phục khi ra viện, tỉ lệ hồi phục cao nhất là nhóm tổn thương thận mức độ 1 khi vào viện (100%). Ngộ độc càng nặng (theo thang điểm PSS) thì tỉ lệ tổn thương thận càng nặng. Bệnh nhân sống có tỉ lệ thận hồi phục cao hơn so với nhóm tử vong. Kết luận: Mức độ nặng tổn thương thận lúc vào viện ít liên quan với mức độ nặng của tổn thương thận trong quá trình điều trị và tiên lượng hồi phục chức năng thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Dụ. Định hướng chung chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp. Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc câp. Nhà xuất bản Y học; 2004.
2. De Mendonça A, Vincent J-L, Suter P. Acute renal failure in the ICU: risk factors and outcome evaluated by the SOFA score. Intensive Care Medicine. 2000;26(7):915-921.
3. Kellum JA, Lamerie N, Aspelin P. KDIGO Clinical practice guidline for acute kidney injury. Kidney internatinal supplement. 2012:1-138.
4. Negi S, Koreeda D, Kobayashi S. Acute kidney injury: Epidemiology, outcomes, complications, and therapeutic strategies. Seminars in dialysis. 2018;31(5):519-527.
5. Persson HE, Sjoberg GK, Hainers JA, Pronczuk de Garbino J. Poisoning severity score. Grading of acute poisoning. J Toxicol Clin Toxicol. 1998;36(3):205-213.
6. Singbartl K, Kellum JA. AKI in the ICU: definition, epidemiology, risk stratification, and outcomes. Kidney international. 2012;81(9):819-825.
7. Thadhani R, Pascual M, Bonventre JV. Acute renal failure. The New England journal of medicine. 1996;334(22):1448-1460.