VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ PEGUERO - LO PRESTI TRONG CHẨN ĐOÁN PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI Ở NGƯỜI BỆNH CÓ BỆNH LÝ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

Thị Huyền Nguyễn 1, Đức Thịnh Đỗ 2, Hồng Quân Đào 3, Trần Linh Phạm 4,5,
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ninh
2 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E
3 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình
4 Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
5 Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phì đại thất trái là một hệ quả của bệnh lý van động mạch chủ, có những ảnh hưởng tới tiên lượng sau này của người bệnh. Nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của chỉ số Peguero - Lo Presti trong chẩn đoán phì đại thất trái ở người bệnh có bệnh lý van động mạch chủ. Đối tượng và phương pháp: Từ 8/2021 – 6/2022 tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, 82 người bệnh có bệnh lý van động mạch chủ được siêu âm tim và ghi điện tâm đồ để xác định giá trị của chỉ số Peguero - Lo Presti và so sánh với một số chỉ số truyền thống khác thông qua đường cong ROC và tính giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu. Kết quả: 82 người bệnh với độ tuổi trung bình 64,00 ± 10,89, giới nam chiếm nhiều hơn (61%), có kèm theo 34,1% tăng huyết áp và 11% đái tháo đường. Các thông số siêu âm và điện tâm đồ giữa nhóm hẹp chủ và hở chủ là tương đương nhau, ngoại trừ chênh áp trung bình nhóm hẹp chủ cao hơn hẳn nhóm hở chủ, có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số điện tâm đồ có mối tương quan khá chặt chẽ với thể tích khối cơ thất trái, tất cả R > 0,4. Các chỉ số đều có giá trị diện tích dưới đường cong có ý nghĩa phân biệt phì đại thất trái, lần lượt của Cornell, Peguero và Sokolow-Lyon là 0,67; 0,67; 0,75. Trong đó độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số Sokolow-Lyon là khá lớn với độ đặc hiệu lớn nhất, lần lượt là 73,0% và 73,7%. Độ nhạy cao nhất thuộc về chỉ số Peguero là 74,6%, mặc dù độ đặc hiệu chỉ đạt 42,1%. Trong nhóm chỉ có hẹp chủ, chỉ số Pegeuro cho thấy độ nhạy vẫn cao nhất đạt 80,6%, còn chỉ số Cornel cho thấy độ đặc hiệu cao nhất 75,0%. Kết luận: Chỉ số Peguero có giá trị tương đối để chẩn đoán phì đại thất trái ở người bệnh có bệnh lý van động mạch chủ với diện tích dưới đường cong AUC là 0,67, có độ nhạy cao đặc biệt ở nhóm chỉ có hẹp chủ. Cần phối hợp các chỉ số điện tâm đồ khác nhau để có thể đưa ra nhận định chính xác về tình trạng phì đại thất trái trên nhóm đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cuspidi C, Sala C, Negri F, Mancia G, Morganti A, on behalf of the Italian Society of Hypertension. Prevalence of left-ventricular hypertrophy in hypertension: an updated review of echocardiographic studies. J Hum Hypertens. 2012;26(6):343-349. doi:10.1038/jhh.2011.104
2. Schillaci G, Verdecchia P, Borgioni C, et al. Improved electrocardiographic diagnosis of left ventricular hypertrophy. The American Journal of Cardiology. 1994;74(7):714-719. doi:10.1016/ 0002-9149(94)90316-6
3. Levy D. Echocardiographically Detected Left Ventricular Hypertrophy: Prevalence and Risk Factors: The Framingham Heart Study. Ann Intern Med. 1988;108(1):7. doi:10.7326/0003-4819-108-1-7
4. Sundström J, Lind L, Ärnlöv J, Zethelius B, Andrén B, Lithell HO. Echocardiographic and Electrocardiographic Diagnoses of Left Ventricular Hypertrophy Predict Mortality Independently of Each Other in a Population of Elderly Men. Circulation. 2001;103(19):2346-2351. doi:10.1161/01.CIR.103.19.2346
5. Peguero JG, Lo Presti S, Perez J, Issa O, Brenes JC, Tolentino A. Electrocardiographic Criteria for the Diagnosis of Left Ventricular Hypertrophy. Journal of the American College of Cardiology. 2017;69(13):1694-1703. doi:10.1016/j.jacc.2017.01.037
6. Gamrat A, Trojanowicz K, Surdacki MA, et al. Diagnostic Ability of Peguero-Lo Presti Electrocardiographic Left Ventricular Hypertrophy Criterion in Severe Aortic Stenosis. JCM. 2021;10(13):2864. doi:10.3390/jcm10132864
7. Tanaka T, Yahagi K, Asami M, et al. Prognostic impact of electrocardiographic left ventricular hypertrophy following transcatheter aortic valve replacement. Journal of Cardiology. 2021;77(4): 346-352. doi:10.1016/ j.jjcc.2020.12.017
8. Park K, Park TH, Jo YS, et al. Prognostic effect of increased left ventricular wall thickness in severe aortic stenosis. Cardiovasc Ultrasound. 2021;19(1):5. doi:10.1186/s12947-020-00234-x