THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN VÀ VỆ SINH TAY TRONG KHÁM CHỮA BỆNH NGƯỜI BỆNH NGHI NGỜ COVID - 19

Ngọc Sao Nguyễn 1,, Viết Long Đỗ 1, Phúc Phóng Nguyễn 1, Thị Thu Hiền Nguyễn 1
1 Bệnh Viện Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE), vệ sinh tay (VST) của nhân viên trong khám chữa bệnh người bệnh nghi ngờ Covid-19, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay trong khám chữa bệnh người bệnh nghi ngờ mắc Covid-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, quan sát với thiết kế cắt ngang trên 95 nhân viên làm việc tại khu vực cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm hoạc đang nhiễm Covid-19. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ tuân thủ đầy đủ các bước mang PPE là 80%, tuân thủ tháo PPE là 94,8%. Tỷ lệ nhân viên tuân thủ đúng và đủ 7 bước VST là 90,5%, tỷ lệ tuân thủ VST trước và sau khi tháo găng tay cũng đều đạt tỷ lệ 98.9% ở cả 2 cơ hội VST. Tỷ lệ tuân thủ chung (tuân thủ mang và tháo PPE và VST đúng – đủ) tốt ở nhóm nhân viên có trình độ học vấn là đại học và trên đại học (86,1%), nhóm thâm niên làm việc trên 5 năm (80,8%), nhóm tuổi trên 35 tuổi (88,0%). Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ chung là trình độ học vấn (OR = 8,06, 95%CI 2,79 – 22,29, p<0,001), thâm niên làm việc (OR = 2,92, 95%CI 1,04 – 8,18, p=0,042), nhóm tuổi (OR = 4,45, 95%CI 1,57 – 12,65, p=0,005).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. “Naming the coronavirus disease (COVID -19) and the virus that causes it,” World Health Organization, 2020.
2. Deressa W, Worku A, and et al., “Risk perceptions and preventive practices of COVID-19 among healthcare professinals in public hospital in Addis Ababa, Ethiopia,” PLoS One, p. 16, 2021.
3. b “Effectiveness of precautions against droplets and contact in prevention of nosocomial transmission of severe acute respiratory syndrome (SARS),” PubMed, 2003.
4. “Hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở khám chữa bệnh - QD số 5188/BYT,” Bộ Y Tế, 2021.
5. K. Kim và O. Lee, “Knowledge, Attitudes and Perceptions of Nurses on Personal Protective Equipment: Response to the Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus,” J. Korean Acad. Fundam. Nurs, Vol 23, pp. 402-410, 2016.
6. M. E. Ashinyo, “Infection prevention and control compliance among exposed healthcare workers in COVID-19 treatment centers in Ghana: A descriptive cross-sectional study.,” PLoS One, Vol 16 (3), pp. 1-13, 2021.
7. Savoia, E., and et al., “Factors associated with access and use of PPE during COVID-19: A cross-sectional study of Italian physicians,” PloS one, Vol 15(10), pp. 1-12, 2020.
8. Hossain, M. A., and et al, “Healthcare Workers' Knowledge, Attitude, and Practice Regarding Personal Protective Equipment for the Prevention of COVID-19,” Journal of multidisciplinary healthcare, Vol 14, pp. 229-238, 2021.