ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG THẬN CẤP VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Thị Thu Hà Bùi 1,, Thái Dũng Phạm 2
1 Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ
2 Học viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương thận cấp với một số yếu tố nguy cơ ở người bệnh điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 273 bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân có tổn thương thận cấp cao hơn bệnh nhân không có tổn thương thận cấp (58,61 ± 17,88 so với 52,28 ± 18,37, p<0,05). Yếu tố nguy cơ làm xuất hiện tổn thương thận cấp là: Tuổi cao ≥ 65 tuổi ;  SOFA nhập viện > 15, Tiêu cơ vân, Huyết áp trung bình nhập viện < 65 mmHg, CVP thấp < 8 cm H2O với OR(CI 95%) lần lượt là 18,28 (3,09 –52,77), 8,49 (0,98 – 97,61), 2,10 (1,12-3,91), 8,23 (3,56 – 39,01), 5,49 (1,98 – 24,19), p<0,05. Kết luận:  Các yếu tố nguy cơ có khả năng làm tăng  nguy cơ mắc TTTC và tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh điều trị tại khoa HSTC gồm: Tuổi ≥ 65 tuổi, điểm SOFA Nhập viện > 15 điểm, có tiêu cơ vân, sốc, HATB < 65 mmHg, CVP nhập viện thấp dưới 8cm H2O, lượng HST < 90g/L. Các yếu tố nguy cơ này có  giá trị trong việc tiên lượng tử vong ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Case J., Khan S., Khalid R. và cộng sự. (2013). Epidemiology of acute kidney injury in the intensive care unit. Critical care research and practice, 2013.
2. Huỳnh Quang Đại và cộng sự. (2018). Tổn thương thận cấp do nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực - Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.
3. Kellum JA, Lameire N, Aspelin P, et al. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) acute kidney injury work group: KDIGO clinical practice guideline for acute kidney injury. Kidney Int Suppl. 2012;2(1):1-138.
4. Stahl K., Rastelli E., Schoser B. A systematic review on the definition of rhabdomyolysis. J. Neurol. 2020;267:877–882.
5. M. Singer (2016), "The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3)", Jama. 315(8), 801-10.
6. Đặng Thị Xuân (2017), Nghiên cứu áp dụng phân độ RIFLE trong đánh giá mức độ, tiến triển, tiên lượng tổn thương thận cấp trong hồi sức, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. .
7. Bagshaw SM (2008), “A multi-centre evaluation of the RIFLE criteria for early acute kidney injury in critically ill patients”, Nephrol Dial Transplant, 23, pp. 1203–1210. .
8. Lại Duy Nhất (2020), Nghiên cứu tổn thương thận cấp ở bệnh nhân đa chấn thương, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
9. S. Uchino (2005), “Acute renal failure in critically ill patients: a multinational, multicenter study”, Jama. 294(7), 813-8.