HẸP ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ 3.0 TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Hải Hà Đỗ 1,, Minh Thông Phạm 1, Anh Tuấn Trần 2, Đăng Lưu Vũ 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng hẹp động mạch nội sọ trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla tại bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu được thực hiện trên 104 bệnh nhân có hình ảnh hẹp động mạch nội sọ trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla từ 6/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam. Kết quả: Có 81 tổn thương ở hệ tuần hoàn trước, 31 ở hệ tuần hoàn sau, 8 ở cả hai hệ. Trong đó, có 40 tổn thương ở động mạch cảnh trong (ĐMCT), 47 ở động mạch não giữa (ĐMNG), 4 ở động mạch não trước (ĐMNT), 12 ở động mạch thân nền (ĐMTN), 16 ở động mạch đốt sống (ĐMĐS) và 12 ở động mạch não sau (ĐMNS). Tần số hẹp một bên chiêm tỉ lệ cao hơn (75% - 95,7%), trong khi hẹp hai bên chiếm tỉ lệ nhỏ (4,3% - 25%). ĐMCT, ĐMNG, ĐMTN, ĐMNS thường hẹp một vị trí hoặc trên một đoạn dài (77,5% - 91,7%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số vị trí hẹp và bên hẹp ở ĐMCT với p = 0,004. Tần số hẹp vừa cao ở ĐMCT, ĐMTN (42,5%, 41,7%), tần hẹp nặng cao ở ĐMNG (40,4%), tần số hẹp khít cao ở ĐMĐS và ĐMNS (37,5%, 50%), tần số tắc mạch cao nhất ở ĐMNT và ĐMTN (2/4: 50% và 5/12: 41,7%). Tỉ lệ hẹp trung bình ĐMĐS cao nhất 84,4 ± 19%, ĐMTN thấp nhất 72,1 ± 19%. Kết luận: Cộng hưởng từ 3.0 Tesla đã cung cấp hình ảnh toàn cảnh về hệ thống động mạch nội sọ, đồng thời có khả năng đánh giá được các tình trạng hẹp ở các động mạch nội sọ với tính chất và phân bố hẹp đa dạng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhang S, Zhou Y, Zhang Y et al. Prevalence and risk factors of asymptomatic intracranial arterial stenosis in a community-based population of Chinese adults. Eur J Neurology. (2013); 20(11):1479 - 1485.
2. Edelstein WA, Glover GH, Hardy CJ, Redington RW. The intrinsic signal-to-noise ratio in NMR imaging. Magnetic resonance in medicine. Aug (1986);3(4):604-18. Doi:10.1002/ mrm. 1910030413
3. Lê Đình Toàn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vữa xơ hẹp tắc động mạch trong sọ trên phim cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân nhồi máu não. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108; (2016).
4. Owen B. Samuels, Gregg J et al. A Standardized Method for Measuring Intracranial Arterial Stenosis. AJNR Am J Neuroradiol. (2000);21(4):643 -646.
5. Sadikin C, Teng MM, Chen TY, et al. The current role of 1.5T non-contrast 3D time-of-flight magnetic resonance angiography to detect intracranial steno-occlusive disease. Journal of the Formosan Medical Association = Taiwan yi zhi. Sep (2007);106(9):691-9. Doi:10.1016/s0929-6646(08)60030-3
6. Phạm Thị Ngọc Quyên và cộng sự. Đặc điểm tổn thương thanh mạch trên cộng hưởng từ độ phân giải cao ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ có hẹp động mạch nội sọ. Y Học Tp Hồ Chí Minh. (2021);25(2):62- 68.
7. Marquardt L, Kuker W, Chandratheva A, Geraghty O, Rothwell PM. Incidence and prognosis of > or = 50% symptomatic vertebral or basilar artery stenosis: prospective population-based study. Brain : a journal of neurology. Apr (2009);132(Pt 4):982-8. Doi:10.1093/ brain/awp026
8. Holmstedt CA, Turan TN, Chimowitz MI. Atherosclerotic intracranial arterial stenosis: risk factors, diagnosis, and treatment. The Lancet Neurology. Nov (2013);12(11):1106-14. Doi:10.1016/s1474-4422(13)70195-9
9. Radwan MEM, Aboshaera KO. Magnetic resonance angiography in evaluation of acute intracranial steno-occlusive arterial disease. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2016/09/01/ (2016);47(3):903-908. Doi:https://doi.org/10.1016/j.ejrnm.2016.05.023