KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, BIẾN CỐ BẤT LỢI SAU TIÊM VACCIN COVID 19 Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Thị Soa Đặng 1,, Thị Oanh Trần 1, Thị Thủy Vũ 1
1 Trường Đại Học Y Khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Coronavirus 2019 (COVID-19) đã tạo ra đại dịch toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến tháng 8/2021 có hơn 200 triệu người nhiễm Covid – 19, trong đó có hơn 4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới [1]. Nhiều loại vắc xin COVID-19 hiệu quả và an toàn đã được phát triển. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu trong quá trình phát triển vaccin trên phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là Việt Nam. Chính vì vậy mà, dữ liệu về tính an toàn của vacin này cho đối tượng đặc biệt trên thực tế vô cùng quan trọng. Nghiên cứu thực hiện đề tài  với mục tiêu khảo sát kiến thức, thái độ, biến cố bất lợi sau tiêm vaccin Covid 19 trên phụ nữ mang thai. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các câu trả lời của phụ nữ mang thai đã tiêm vaccin Covid 19 được thu thập ngẫu nhiên, thuận tiện trên toàn quốc thông qua bộ câu hỏi online với  link  https://forms.gle/sK9gWneMaZ75pJNJ8. Kết quả: cơ mẫu 30 phụ nữ mang thai đã tiêm vaccin Covid – 19, tuổi trung bình 30,83 ± 3,3; chủ yếu mang thai 3 tháng cuối (77,3%), có 3 loại vaccin – Covid 19 được tiêm là  Comirnaty (18/30), Moderna (4/30), AstraZeneca (8/30). 19/30 tiêm 1 mũi, 11/30 tiêm đủ 2 mũi. Đa phần có tìm hiểu về vaccin Covid – 19 (96,7%) chủ yếu thông qua mạng xã hội, báo mạng (83,5%).  96,7% sẵn lòng tiêm vaccin Covid – 19 và 90% đồng ý tiêm vaccin đem lại lợi ích vượt trội nguy cơ nhưng đa phần lo lắng về phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến con (93,3%). Có 26/30 trường hợp gặp biến cố bất lợi sau tiêm, trong đó 33,3% gặp 1 biến cố, biến cố gặp chủ yếu là đau cơ, sốt nhẹ, mệt mỏi, sưng đau chỗ tiêm, không gặp biến cô nặng như  tiền sản giật/ tăng huyết áp thai kỳ. Không có sự khác nhau về biến cố giữa mũi 1 và mũi 2 hay là giữa ba loại vaccin Covid – 19. Kết Luận: Phụ nữ mang thai đều đồng ý tiêm vaccin Covid – 19 mang lại lợi ích vượt trội nguy cơ, sẵn sàng tiêm vaccin Covid – 19 nhưng đều tâm lý lo lắng các biến cố ảnh hưởng tới con. Các phản ứng bât lợi xảy ra tương tự như trên đối tượng bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. https://covid19.who.int/
2. Ishan Garg, Rahul Shekhar (2021), COVID-19 Vaccine in Pregnant and Lactating Women: A Review of Existing Evidence and Practice Guidelines, Infect. Dis. Rep. 2021, 13
3. Bộ Y tế (8/2021), Quyết định về việc hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccin phòng Covid – 19, Quyết định số 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021
4. Pregnancy, breastfeeding and the coronavirus vaccine. NHS inform. Last updated: 28 July 2021.
5. Bộ Y tế (10/9/20201), Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
6. Australia Government (2021), COVID-19 vaccination decision guide for people who are pregnant, breastfeeding or planning pregnancy
7. United Kingdom (10/8/2021), UniGuidance COVID-19 vaccination: a guide on pregnancy and breastfeeding, https://www.gov.uk/government.
8. WHO-2019-nCoV-vaccines-SAGE-recommendation -AZD1222-2021.3-eng.pdf
9. https://www.gov.uk/government/news/new-study-into-covid-19-vaccine-dose-interval-for-pregnant-women