YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CỦA TRÀN DỊCH NÃO CẤP Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN

Hồng Khôi Võ1,2,3,, Ngọc Minh Đào 4, Công Hoàng Nguyễn 1, Mạnh Dũng Nguyễn 2
1 Trung tâm Thần kinh Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội
4 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tràn dịch não cấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của chảy máu dưới nhện. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tiên lượng bệnh của Tràn dịch não cấp sau chảy máu dưới nhện.  Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng bệnh của tràn dịch não cấp ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân chảy máu dưới nhện có biến chứng tràn dịch não cấp điều trị tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Tuổi > 50 có tiên lượng xấu tăng 3,6 lần. Rối loạn ý thức có tiên lượng xấu hơn 3,1 lần so với bệnh nhân tỉnh. Di lệch đường giữa có tiên lượng xấu hơn bệnh nhân không có di lệch (OR 11,5). Giãn não thất mức độ nặng làm tăng nguy cơ xấu đi của bệnh (p < 0,05; OR 4,43). Kết luận: Tuổi cao, rối loạn ý thức, di lệch đường giữa, giãn não thất mức độ nặng là những yếu tố tiên lượng của bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Văn Diễn, Nguyễn Thường Xuân (1962). Vài nhận xét về lâm sàng, tiên lượng, điều trị phẫu thuật phồng mạch não, Tổng Hội Y học Việt Nam.
2. Nguyễn Văn Đăng (1985). Nhân 25 trường hợp dị dạng mạch máu não, Công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai.
3. Lê Đức Hinh (1992). Tử vong do tai biến mạch máu não tại bệnh viện Bạch Mai, Tóm tắt báo cáo hội nghị khoa học chuyên đề tai biến mạch máu não, Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Hoàng Đức Kiệt (1998). Chẩn đoán X quang Cắt lớp vi tính sọ não, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, NXB Y học, tr 112-136.
5. Khúc Thị Nhẹn (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh và một số yếu tố tiên lượng của chảy máu não thất.
6. Giray S, Sen O, Sarica FB, et al (2009). Spontaneous primary intraventricular hemorrhage in adults: clinical data, etiology and outcome. Turk Neurosurg, 19(4): pp 338 - 44.