PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN KHÁNG SINH NHÓM CARBAPENEM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021

Đức Thành Đinh 1, Thị Quỳnh Thêu Nguyễn 1, Văn Sơn Nguyễn1, Hoàng Anh Triệu 2, Bá Hải Lê 2, Thị Thu Thủy Nguyễn 2, Thị Liên Hương Nguyễn 2,
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Trường đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kháng sinh nhóm carbapenem là nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng nhất hiện nay, có tác dụng trên cả các chủng vi khuẩn đã đề kháng với các kháng sinh nhóm β-lactam khác (vi khuẩn gram âm sinh enzym beta-lactamase phổ rộng (ESBL)).  Nghiên cứu hồi cứu mô tả thực trạng kê đơn kháng sinh nhóm carbapenem dựa trên dữ liệu thu được từ 520 bệnh án của bệnh nhân điều trị từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2021 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Thực trạng tiêu thụ thuốc trong thời gian này cũng được phân tích trong dữ liệu tổng thể của cả giai đoạn từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tiêu thụ của kháng sinh carbapenem thông qua số liều DDD/100 ngày điều trị trong giai đoạn từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2021 có xu hướng tăng (tau=0.867, p<0.05). Trong 520 bệnh án nghiên cứu, carbapenem được sử dụng chủ yếu dưới dạng phác đồ kháng sinh kinh nghiệm (89,6%), trong đó phác đồ điều trị ban đầu phù hợp với khuyến cáo chiếm tỷ lệ 65,2%, phác đồ điều trị thay thế phù hợp với khuyến cáo chiếm tỷ lệ 88,3%. Trên nhóm bệnh nhân không cần hiệu chỉnh liều carbapenem theo chức năng thận, có 60,0% bệnh nhân sử dụng imipenem và 22,5% bệnh nhân sử dụng meropenem theo liều không phù hợp với khuyến cáo. Tương tự, đối với những bệnh nhân cần điều chỉnh liều theo chức năng thận, chỉ có 54,1% bệnh nhân sử dụng imipenem và 35,3% bệnh nhân sử dụng meropenem có liều phù hợp với khuyến cáo. Nghiên cứu đề xuất áp dụng một Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem chi tiết tại bệnh viện, trong đó cần quy định rõ chỉ định được phép của carbapenem trong phác đồ kinh nghiệm (phác đồ điều trị ban đầu, phác đồ thay thế) và hướng dẫn về liều dùng dựa trên cá thể hóa điều trị, áp dụng chiến lược tối ưu hóa chế độ liều dựa trên nguyên tắc dược động học/dược lực học (PK/PD).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Quyết định về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện". 2020.
2. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, chuyên luận Imipenem, Meropenem, NXB Y học, Hà Nội, pp. 800-802, 950-952.
3. Agency European Medicines (2017), "Antimicrobial resistance", Retrieved 20/8/2017, from http://www.ema.europa.eu/ ema/ index. jsp?curl=pages/special_topics/general/general_content_000439.jsp&mid=WC0b01ac0580a7815d, pp.
4. Electronic Medicines Compendium (eMC) (2016), "Summary of product characteristics: Meronem IV 500mg & 1g, Imipenem/cilastatin.", pp.
5. FDA ""PRIMAXIN® I.V. ", Retrieved, from https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2008/050587s065,050 630s028lbl.pdf.", pp.
6. Gerald K. (2008), "AHFS Drug information, American Society of Health System.", pp.
7. Golightly Larry K. et al. (2013), "Renal Pharmacotherapy," pp. 257,437.
8. Ikawa Kazuro, Morikawa Norifumi, et al. (2008), "Development of breakpoints of carbapenems for intraabdominal infections based on pharmacokinetics and pharmacodynamics in peritoneal fluid", Journal of Infection and Chemotherapy, 14(4), pp. 330-332.
9. Roberts J. A., Lipman J. (2009), "Pharmacokinetic issues for antibiotics in the critically ill patient", Crit Care Med, 37(3), pp. 840-51.