XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI DIOSMIN VÀ QUERCETIN TRONG VI NHŨ TƯƠNG DQM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-UV

Lê Hà Vũ 1, Thanh Hóa Võ 2, Đức Hạnh Nguyễn 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Diosmin và quercetin là hai hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường thành mạch, đã được nghiên cứu bào chế dưới dạng hệ vi nhũ tương (DQM) dùng ngoài. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng phương pháp định lượng đồng thời diosmin và quercetin trong DQM bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Các phương pháp chuẩn bị mẫu đã được sàng lọc và lựa chọn. Phương pháp định lượng được thẩm định theo hướng dẫn của ICH về tính đặc hiệu, tính tương thích hệ thống, độ tuyến tính, độ chính xác và độ đúng. Hỗn hợp dung môi gồm methanol (80%) và dimethyl sulfoxid (20%) được chọn để chiết đồng thời diosmin và quercetin torng DQM. Điều kiện HPLC được chọn để xác định đồng thời diosmin và quercetin gồm cột Syncronis C18 (250 × 4,6 mm; 5 μm), bước sóng phát hiện 268 nm, nhiệt độ cột 30 ° C, tốc độ dòng 0,8 ml / phút và thể tích tiêm là 20 μl. Pha động là hỗn hợp của acetonitril và 0,2% axit fomic pha trong nước. Tỷ lệ acetonitril tương ứng là 31%, 35% và 55% ở 0-2 phút, 3-4 phút và 5-15 phút. Giữa diện tích đỉnh và nồng độ diosmin (r2 = 0,9991) hoặc nồng độ quercetin (r2 = 0,9988) có mối tương quan tuyến tính. Giá trị % RSD của độ chính xác trung gian của diosmin và quercetin lần lượt là 1,60% và 0,60%. Độ đúng đạt yêu cầu với tỷ lệ phục hồi của diosmin và quercetin lần lượt là 98,47-103,40% và 99,66 - 101,53%. Phương pháp HPLC-UV định lượng đồng thời diosmin và quercetin trong vi nhũ tương DQM đã được xây dựng và thẩm định thành công và có thể được ứng dụng để kiểm soát chất lượng của DQM và các sản phẩm liên quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, Bào chế và sinh dược học tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014.
2. Corsale I, Carrieri P, Martellucci J, PiccolominiA, Verre L, Rigutini M, Panicucci S, “Flavonoid mixture (diosmin, troxerutin, rutin, hesperidin, quercetin) in the treatment of I-III degree hemorroidal disease: a double-blind multicenter prospective comparative study”, Int J Colorectal Dis, 2018, 33(11), pp. 1595-1600.
3. Freag MS, Elnaggar YS, Abdallah OY, "Development of novel polymer-stabilized diosmin nanosuspensions: in vitro appraisal and ex vivo permeation", Int J Pharm, 2013, 454(1), pp. 462-471.
4. Kitagawa S, Tanaka Y, Tanaka M, Endo K, Yoshii A, "Enhanced skin delivery of quercetin by microemulsion", J Pharm Pharmacol, 2009, 61(7), pp. 855-860.
5. Ludwig Huber, Validation and qualification in analytical laboratories, New York: Informa Healthcare, 2007.