ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN MÁU TỤ NỘI SỌ TỰ PHÁT TRÊN LỀU

Quang Tiệp Vũ 1,, Quốc Dũng Nguyễn 2
1 Bệnh viện trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện đa khoa Medlatec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính ở bệnh nhân máu tụ nội sọ tự phát trên lều. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu  35 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định máu tụ nội sọ (MTNS) tự phát bằng chụp cắt lớp vi tinh (CLVT) từ 07/05/2017 đến 30/05/2021 tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 35 BN chảy máu não  tự phát tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 58,46 ± 9,97, nam (82,9%,), nữ (17,1%). Tiền sử  tăng huyết áp (THA) (83,3%), nghiện rượu (8,3%), dùng thuốc ức chế tiểu cầu ( 8,3%) và xơ gan (2,8%). Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ là 31,4%. Nhập viện trong 6-72 giờ (65,7%).Triệu chứng lâm sàng khởi phát đột ngột (97,1%). Triệu chứng lâm sàng liệt thần kinh khu trú (TKKT) (47,9%), liệt thần kinh sọ (28,8%) và đau đầu (17,8%), nôn có tỉ lệ  (5,5%). Điểm Glasgow (GCS) nhập viện trung bình là 9,8 ± 1,75 điểm ( từ 8-14 điểm).BN nhập viện trong tình trạng hôn mê với GCS từ 9-12 điểm (60%).Vị trí MTNS ở đồi thị (60%), hạch nền (34,3%), còn lại là thùy não (5,7%). Thể tích ổ MTNS trung bình là 67,44 ± 24,32ml. Mức độ di lệch đường giữa độ II (71,4%),  độ III (28,6%). Mức độ phù não độ I (80%),  độ II (20%). Kết luận: Máu tụ nội sọ tự phát thường xuất hiện ở bệnh nhân tuổi trung niên, nam thường gặp hơn nữ, tiền sử hay gặp nhất là THA, ổ xuất huyết thường định vị sâu trong nhu mô não hạch nền – đồi thị, thể tích ổ xuất huyết lớn gây đè đẩy đường giữa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Hữu Thật VAN (2009). Xuất huyết não do tăng huyết áp. Tạp chí Y học Tp HCM, 13(1):394-398.
2. Vũ Anh Nhị NTT (2008). Tiên lượng xuất huyết não trên lều bằng các thang điểm đột quỵ tại bệnh viện Thủ Đức:. Tạp chí Y học Tp HCM, 13(1):394-398.
3. Mạc Văn Hòa CPP (2011). Nghiên cứu thang điểm xuất huyết não trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tự phát do tăng huyết áp. Tạp chí Y học Tp HCM, 15(1):596-602.
4. Nguyễn Sĩ Bảo (2015). Đo áp lực nội sọ trong xuất huyết não tự phát, Luận văn tiến sĩ Y học, ĐH Y Dược Tp. HCM.
5. Hoàng Đức Kiệt (1996). Nhân 649 trường hợp tai biến chảy máu não phát hiện qua chụp cắt lớp vi tính. Y học Việt Nam, 9(208):13-19.
6. Qureshi AI, Tuhrim S, Broderick JP, Batjer HH, Hondo H, Hanley DF (2001). Spontaneous intracerebral hemorrhage. The New England journal of medicine, 344(19):1450-60.
7. Nowinski WL, Gomolka RS, Qian G, Gupta V, Ullman NL, Hanley DF (2014). Characterization of intraventricular and intracerebral hematomas in non-contrast CT. The neuroradiology journal, 27(3):299-315.
8. BESLAĆ-BUMBAŠIREVIĆ L, PAĐEN, V., R. JOVANOVIĆ, D. & STEFANOVIĆ-BUDIMKIĆ, M (2012). Spontaneous intracerebral hemorrhage. Periodicum biologorum, 114(3):337-345.
9. al. SMe (2006). Management of spontaneous intracerebral haemorrhage. MJAFI, 63(4):346-349.