GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ TÌNH DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC: THỰC TRẠNG, KHOẢNG TRỐNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Minh Thi Lê 1,
1 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện là một trong các chương trình hành động quan trọng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững năm 2030. Nghiên cứu rà soát chương trình đào tạo chính khóa tại các trường phổ thông từ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGTTDTD) theo khung khuyến nghị của Liên hợp quốc nhằm tìm ra khoảng trống kiến thức và bằng chứng cho can thiệp GDGTTDTD tại Việt Nam. Kết quả cho thấy nội dung chương trình đào tạo chính khóa hiện hành về GĐTTDTD còn ít, chưa đề cập nhiều về các nội dung quan trọng và thiết yếu của GDGTTDTD. Chương trình chính khóa (trước cải cách khối 1 năm 2020) còn có khoảng trống GDGTTDTD ở nhóm học sinh khối 6 và 7 là nhóm tuổi bước vào giai đoạn dậy thì và có nhu cầu cao tìm hiểu thông tin giới tính và tình dục. Nghiên cứu khuyến nghị tăng cường hợp tác giữa ngành y tế và giáo dục trong lồng ghép nội dung GDGTTDTD vào chương trình đào tạo cho học sinh nhằm phổ cập kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện cho trẻ em và vị thành niên, bao gồm cả các nhóm dễ bị tổn thương, nhóm khuyết tật và các nhóm yếu thế khác. Kết nối giữa y tế trường học và hệ thống chuyển gửi cho hệ thống y tế chuyên biệt cũng cần được thiết lập nhằm đạt hiệu quả cao cho chương trình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNICEF. International technical guidance on sexuality education: an education inform evidence. UNICEF 2018.
2.WHO. Adolescent health. WHO. Available at https://www.who.int/health-topics/adolescent-health#tab=tab_1 (truy cập 15/12/2021).
3. UNFPA. Điều tra quốc gia về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên Việt Nam độ tuổi 10-24 tuổi. UNFPA 2016.
4. UNFPA Việt Nam. Báo cáo quốc gia về thanh thiếu niên. UNFPA 2015.
5. Nhà xuất bản giáo dục. Sách giáo khoa 1-12 online. https://www.o-study.net/.
6. Goldfarb ES, Lieberman LD. Three Decades of Research: The Case for Comprehensive Sex Education. J Adolesc Health. 2021 Jan;68(1):13-27. doi: 10.1016/j.jadohealth.2020.07.036.
7. Boonmongkon P, Shrestha M, Samoh N, Kanchawee K, Peerawarunun P, Promnart P, Ojanen T, Guadamuz TE. Comprehensive sexuality education in Thailand? A nationwide assessment of sexuality education implementation in Thai public secondary schools. Sex Health. 2019 Jun;16(3):263-273. doi: 10.1071/SH18121.
8. Andres EB, Choi EPH, Fung AWC, Lau KWC, Ng NHT, Yeung M, Johnston JM. Comprehensive sexuality education in Hong Kong: study protocol for process and outcome evaluation. BMC Public Health. 2021 Jan 22;21(1):197. doi: 10.1186/s12889-021-10253-6.
9. Schneider M, Hirsch JS. Comprehensive Sexuality Education as a Primary Prevention Strategy for Sexual Violence Perpetration. Trauma Violence Abuse. 2020 Jul;21(3):439-455. doi: 10.1177/1524838018772855.