NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH VÕNG MẠC VÙNG HOÀNG ĐIỂM BẰNG OCT SAU PHẪU THUẬT BONG VÕNG MẠC QUA HOÀNG ĐIỂM

Thị Phương Thảo Nguyễn 1,, Hồng Sơn Cung 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện mắt Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ngiên cứu nhằm Mô tả hình ảnh võng mạc vùng hoàng điểm bằng OCT trên bệnh nhân bong võng mạc qua hoàng điểm đã được điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tình trạng võng mạc vùng hoàng điểm. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu theo dõi dọc. Đối tượng và phương pháp: 31 mắt có BVM có bao gồm hoàng điểm, có vết rách nguyên phát được điều trị ở Bệnh Viện Mắt Trung Ương từ tháng 1 – 2014 đến tháng 7 – 2014. PT thành công bằng CDK hoặc đai độn CM. Thời gian nhìn mờ  ≤ 30 ngày. Lập hồ sơ đánh giá thời gian xuất hiện triệu chứng, phương pháp phẫu thuật… Tiến hành khám bệnh nhân đo thị lực, làm OCT của bệnh nhân trên các thời điểm khám sau PT 6 tuần và 3 tháng để đánh giá tình trạng VM vùng hoàng điểm bao gồm thay đổi hình thái và vi cấu trúc VM và tìm hiểu 1 số yếu tố liên quan đến những bất thường này. Kết quả: bất thường hình thái vùng hoàng điểm trên OCT: 12/31 mắt (38,7%) trong đó dịch dưới võng mạc(DDVM) hay gặp nhất 10/31 mắt (32,3%) sau 6 tuần.Sau 3 tháng có 9/31 mắt (29,1%) còn DDVM. Thị lực của nhóm có DDVM thấp hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm không có. Không có mắt nào còn DDVM trên OCT có TL > 20/50 trong khi đó sau 6 tuần có 9/21 mắt (42,9%) và 12/22 mắt(54,5%) 3 tháng sau phẫu thuật có TL > 20/50. Những bệnh nhân có bong VM qua hoàng điểm với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 3 ngày ít có bất thường hình thái trên OCT hơn so với những bệnh nhân mổ muộn hơn (p<0,05). Kết luận: Mặc dù sau điều trị bong VM qua hoàng điểm thành công làm áp lại VM trên lâm sàng nhưng trên hình ảnh OCT phát hiện nhiều bất thường vùng hoàng điểm. Những bất thường này có giá trị trong giải thích cũng như tiên lượng khả năng hồi phục TL của bệnh nhân. Việc phẫu thuật sớm sẽ hạn chế những bất thường hình thái trên OCT như tình trạng DDVM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Schwartz SG, Flynn HW. Primary retinal detachment: scleral buckle or pars plana vitrectomy:Curropin Ophthalmol. 2006;17(3):245-250. doi:10.1097/01.icu.0000193097.28798.fc
2. Hassan TS, Sarrafizadeh R, Ruby AJ, Garretson BR, Kuczynski B, Williams GA. The effect of duration of macular detachment on results after the scleral buckle repair of primary, macula-off retinal detachments. Ophthalmology. 2002; 109(1):146-152. doi:10.1016/ S0161-6420 (01) 00886-7
3. Ricker LJAG, Noordzij LJ, Goezinne F, et al. PERSISTENT SUBFOVEAL FLUID AND INCREASED PREOPERATIVE FOVEAL THICKNESS IMPAIR VISUAL OUTCOME AFTER MACULA-OFF RETINAL DETACHMENT REPAIR: Retina. 2011;31(8):1505-1512. doi:10.1097/IAE.0b013e31820a6910
4. Abouzeid H, Wolfensberger TJ. Macular recovery after retinal detachment. Acta Ophthalmol Scand. 2006; 84(5):597-605. doi:10.1111/j.1600-0420.2006.00676.x
5. Delolme MP, Dugas B, Nicot F, Muselier A, Bron AM, Creuzot-Garcher C. Anatomical and Functional Macular Changes After Rhegmatogenous Retinal Detachment With Macula Off. Am J Ophthalmol. 2012;153(1):128-136. doi:10.1016/ j.ajo.2011.06.010
6. Joe SG, Kim YJ, Chae JB, et al. Structural recovery of the detached macula after retinal detachment repair as assessed by optical coherence tomography. Korean J Ophthalmol KJO. 2013;27(3):178-185. doi:10.3341/kjo.2013.27.3.178
7. Seo JH, Woo SJ, Park KH, Yu YS, Chung H. Influence of Persistent Submacular Fluid on Visual Outcome After Successful Scleral Buckle Surgery for Macula-off Retinal Detachment. Am J Ophthalmol. 2008;145(5):915-922.e1. doi:10.1016/j.ajo.2008.01.005
8. Wolfensberger TJ, Gonvers M. Optical coherence tomography in the evaluation of incomplete visual acuity recovery after macula-off retinal detachments. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2002;240 (2):85-89. doi:10.1007/ s00417-001-0410-6