MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN ĐƯỢC CAN THIỆP NÚT MẠCH HÓA CHẤT SIÊU CHỌN LỌC TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được can thiệp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc tại Bệnh viện K Tân Triều (từ 9/2021- 6/2022). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thực nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 50 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan được can thiệp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc. Kết quả: (1) Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu 61,56 ± 9,57; tỷ lệ nam/nữ: 11,5/1; tiền sử viêm gan B 82%. (2) Tỷ lệ AFP trước can thiệp < 20ng/ml chiếm 40,0%. (3) Đặc điểm hình ảnh học: Khối u thùy gan phải (78,0%), tổn thương 01 khối 68,0%, kích thước khối u trung bình 27,58 ± 11,28 mm; 98,0% giảm tỷ trọng ngấm thuốc mạnh trên cắt lớp vi tính 72,0%; tăng sinh mạch mức độ nhiều trên DSA là 74,0%. (4) Nguồn mạch nuôi khối u: xuất phát từ động mạch gan phải 78,0%, từ các động mạch ngoài gan; ĐM dưới hoành phải 12,0%. Kết luận: Tuổi mắc bệnh ung thư gan đa số là trung niên, nam giới chiếm tỷ lệ, có tiền sử mắc viêm gan B, tỷ lệ không nhỏ không tăng AFP trước can thiệp. Khối u đa số ở thùy gan phải, giảm tỷ trọng và ngấm thuốc mạnh, tăng sinh mạch mức độ nhiều trên CLVT và DSA. Nguồn mạch nuôi khối u: đa số động mạch gan phải, từ động mạch ngoài gan thường gặp ĐM dưới hoành phải.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), nút mạch hóa chất siêu chọn lọc
Tài liệu tham khảo
2. Miyayama S., Yamashiro M., Ikeda R., et al. (2021). Efficacy of Superselective Conventional Transarterial Chemoembolization Using Guidance Software for Hepatocellular Carcinoma within Three Lesions Smaller Than 3 cm. Cancers (Basel), 13 (24).
3. Yang D., Hanna D. L., Usher J., et al. (2014). Impact of sex on the survival of patients with hepatocellular carcinoma: a Surveillance, Epidemiology, and End Results analysis. Cancer, 120 (23), 3707-3716.
4. Thái Doãn Kỳ (2015). Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads. Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.
5. Đào Việt Hằng (2016). Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần với các loại kim được lựa chọn theo kích thước khối u, Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Lammer J., Malagari K., Vogl T. (2010). Prospective randomized study of doxorubicin-eluting-bead embolization in the treatment of hepatocellular carcinoma: results of the PRECISION V study. Cardiovasc Intervent Radiol, 33 (1), 41-52.
7. Tandon P., Garcia-Tsao G. (2009). Prognostic indicators in hepatocellular carcinoma: a systematic review of 72 studies. Liver Int, 29 (4), 502-510.
8. W R Stevens, C D Johnson, D H Stephens (1994). CT findings in hepatocellular carcinoma: correlation of tumor characteristics with causative factors, tumor size, and histologic tumor grade. Radiology, 191 (2), 531-537.
9. Phùng Anh Tuấn. (2018). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh ung thư biểu mô tế bào gan trên chụp mạch số hóa xóa nền. Tạp chí Y dược học Quân sự. 2018:67-71.