PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG BUDESONIDE/ FORMOTEROL Ở NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN TRUNG BÌNH ĐẾN NẶNG TẠI VIỆT NAM

Hamdy El-sisi Gihan1,, Văn Thành Vũ 2, Thị Thủy Nguyễn 2, Thị Ngọc Vân Trần 3, Trí Phát Nhan 3
1 American University in Cairo
2 Bệnh viện Phổi Trung Ương
3 AstraZeneca Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá chi phí – hiệu quả của phác đồ Budesonide/Formoterol duy trì và cắt cơn trong cùng một ống hít (liệu pháp SMART) so sánh với phác đồ Salmeterol/Fluticasone kèm Salbutamol khi cần trong điều trị hen phế quản mức độ trung bình đến nặng trên quan điểm của cơ quan chi trả tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình Markov được lựa chọn để phân tích chi phí – hiệu quả, bao gồm hai kịch bản đánh giá liệu pháp SMART so sánh với Salmeterol/Fluticasone hàm lượng 25/125µg và 25/250µg kèm Salbutamol khi cần. Dữ liệu về hiệu quả lâm sàng được thu thập từ một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp. Dữ liệu về chi phí được thu thập từ nghiên cứu gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam và từ trang điện tử của cục Quản lý Dược. Phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất được thực hiện nhằm đánh giá tính chắc chắn của mô hình. Kết quả: Budesonide/Formoterol duy trì và cắt cơn trong cùng một ống hít (SMART) đạt vượt trội so với phác đồ so sánh, giúp gia tăng 0,005 QALYs ở cả hai kịch bản và giúp giảm lần lượt 209,5 và 181,7 triệu đồng chi phí điều trị ở các kịch bản một và hai. Phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất đều khẳng định trong đa số trường hợp, Budesonide/Formoterol đều đạt chi phí – hiệu quả. Kết luận: Ở người bệnh hen phế quản mức độ trung bình đến nặng, liệu pháp SMART đem lại hiệu quả cao hơn trong khi chi phí điều trị thấp hơn so với phác đồ so sánh. Kết quả này cung cấp bằng chứng về tính kinh tế y tế giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin trong việc ra quyết định lựa chọn liệu pháp quản lý bệnh hen phế quản mức độ trung bình đến nặng tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dữ liệu về bệnh Hen phế quản tại Việt Nam theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2020, truy cập từ trang www.worldlifeexpectancy.com/viet-nam-asthma vào ngày 15/08/2022.
2. Phạm Huy Tuấn Kiệt, Vũ Văn Giáp, Nguyễn Thị Thanh Hà. Chi phí y tế trực tiếp trong điều trị hen theo phân loại GINA dựa trên dữ liệu lớn từ Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 503(2): 169–72.
3. Lai CK, De Guia TS, Kim YY, et al. Asthma control in the Asia-Pacific region: the Asthma Insights and Reality in Asia-Pacific Study. The Journal of allergy and clinical immunology. 2003; 111(2): 263–268.
4. Sobieraj DM, Weeda ER, Coleman CI, et al. Association of Inhaled Corticosteroids and Long-Acting β-Agonists as Controller and Quick Relief Therapy with Exacerbations and Symptom Control in Persistent Asthma: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA. 2018; 319(14): 1485–1496.
5. Lloyd A, Price D, Brown R. The impact of asthma exacerbations on health-related quality of life in moderate to severe asthma patients in the UK. Primary care respiratory journal: journal of the General Practice Airways Group. 2007; 16(1): 22–27.
6. Miller E, Sears MR, McIvor A, Liovas A. Canadian economic evaluation of budesonide-formoterol as maintenance and reliever treatment in patients with moderate to severe asthma. Canadian respiratory journal. 2007; 14(5): 269–275.
7. Loh LC, Lim BK, Raman S, et al. Budesonide/formoterol combination therapy as both maintenance and reliever medication in moderate-to-severe asthma: a real-life effectiveness study of Malaysian patients. The Medical journal of Malaysia. 2008; 63(3): 188–192.
8. Wickstrøm J, Dam N, Malmberg I, et al. Cost-effectiveness of budesonide/formoterol for maintenance and reliever asthma therapy in Denmark - cost-effectiveness analysis based on five randomised controlled trials. The clinical respiratory journal. 2009; 3(3): 169–180.