ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT DẠ DÀY GẦN TOÀN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN CT1-2N0M0 TẠI BỆNH VIỆN K

Hải Nam Hà1,, Văn Thành Lê 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt gần toàn bộ dạ dày (GTBDD) của nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày (UTDD) giai đoạn cT1-2N0M0 tại khoa Ngoại Bụng I bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng trên 52 người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ dày từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 54,1 tuổi, với chủ yếu thời gian khởi phát < 3 tháng (76,9%). Tất cả bệnh nhân trước mổ được chẩn đoán là T1-T2N0, sau phẫu thuật có 9,6% bệnh nhân ở giai đoạn T3-T4 và 28,9% bệnh nhân có di căn hạch. Thời gian phẫu thuật trung bình là 192 phút Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thời gian hồi phục sớm sau mổ. Không có trường hợp nào xảy ra tai biến hay biến chứng trong và sau mổ như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, rò mỏm tá tràng, rò miệng nối, tắc ruột hay phải nhập viện trở lại trong 30 ngày. Kết luận: PTNS cắt GTBD đạt kết quả tốt thời gian phẫu thuật, số lượng máu mất trung bình, số lượng hạch vét được, cũng như chưa ghi nhận các trường hợp tai biến và biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Huân (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và hóa mô miễn dịch của ung thư dạ dày tại bệnh viện K (Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện). Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Lê Minh Quang (2002). Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh viện K 1995-1999 (Luận văn thạc sỹ y học). Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Trịnh Hồng Sơn (2001). Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày (Luận án Tiến sỹ). Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. American Joint Committee on Cancer (2018). Gastric Cancer. AJCC Cancer Staging Manual, 8th ed: Springer, 103-16.
5. Chon HJ, Hyung WJ, Kim C, et al. (2018). Differentiostic Implications of Gastric Signet Ring Cell Carcinoma: Stage Adjusted Analysis From a Single High-volume Center in Asia. Ann Surg, 265(5), 946–953.
6. Kawamura Y, Satoh S, Suda K, et al. (2015). Critical factors that influence the early outcome of laparoscopic total gastrectomy. Gastric Cancer, 95(2), 229–33.
7. Katai H, Mizusawa J, et al. (2019). Short-term surgical outcomes from a phase III study of laparoscopy-assisted versus open distal gastrectomy with nodal dissection for clinical stage IA/IB gastric cancer: Japan Clinical Oncology Group Study JCOG0912. Gastric Cancer, 20(8), 699–708.
8. Yoshida K, Honda M, et al. (2018). Surgical outcomes of laparoscopic distal gastrectomy compared to open distal gastrectomy: A retrospective cohort study based on a nationwide registry database in Japan. Ann of Gastroenterological Surg, 7(6), 325–9.