ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI

Văn Đông Nguyễn 1, Hoàng Tuấn Phạm 1,
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang gãy xương hàm trên tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm trên tại khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 24 (13-75 tuổi), nhóm tuổi từ 19-39 chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), phần lớn là nam giới (87.5%), trong đó tai nạn xe máy là chủ yếu (78.13%). Triệu chứng mặt biến dạng và điểm đau chói/ khuyết bậc thang chiếm tỉ lệ cao nhất (93.8%), các triệu chứng khớp cắn sai, há miệng hạn chế (87.5%), bầm tím/ tụ máu quanh mắt (81.3%). Hình ảnh phát hiện được trên phim xquang blondeau, hirtz, CT conbeam lần lượt là 81.3 %, 40.6% và 100%. Kết luận: Gãy xương hàm trên gặp chủ yếu ở nam giới, trong độ tuổi từ 19 – 39 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông. Các triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, phim thường được sử dụng để phát hiện đường gãy là blondeau, hirtz, CT conbeam. Gãy xương hàm trên thường gặp các tổn thương phối hợp như gãy gò má cung tiếp, vết thương phần mềm vùng mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pereira CM, Filho MS, Carneiro DS, Arcanjo RC, de Andrade LA. Epidemiology of maxillofacial injuries at a regional hospital in Goiania, Brazil, between 2008 and 2010. :6.
2. Majambo M, Sasi R, Mumena C, et al. Prevalence of Oral and Maxillofacial Injuries among Patients Managed at a Teaching Hospital in Rwanda. Rwanda J Health Sci. 2013;2(2):20. doi:10.4314/rjhs.v2i2.3
3. Arslan ED, Solakoglu AG, Komut E, et al. Assessment of maxillofacial trauma in emergency department. Published online 2014:7.
4. Hoàng Ngọc Lan, Mai Đình Hưng. Đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên lefort I,II và gò má cung tiếp. Luận án tiến sĩ. Đại học y hà nội; 2011.
5. Gandhi S, Ranganathan LK, Solanki M, Mathew GC, Singh I, Bither S. Pattern of maxillofacial fractures at a tertiary hospital in northern India: a 4-year retrospective study of 718 patients: Pattern of maxillofacial fractures in northern India. Dental Traumatology. 2011;27(4):257-262. doi:10.1111/j.1600-9657.2011.00996.x
6. Shankar AN. The pattern of the maxillofacial fractures - A multicentre retrospective study. Facial Surgery. Published online 2012:5.
7. Ramanujam L, Sehgal S, Krishnappa R, Prasad K. Panfacial fractures—A retrospective analysis at M.S. Ramaiah Group of Hospitals, Bangalore. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Medicine, and Pathology. 2013;25(4):333-340. doi:10.1016/j.ajoms.2013.02.006