ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG

Hải Anh Nguyễn 1,2,, Thị Huệ Đoàn 1,2, Minh Tâm Dương 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn nhân cách ở người bệnh rối loạn sự thích ứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang người bệnh rối loạn sự thích ứng điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả: Có 14 người bệnh có rối loạn nhân cách, chiếm 29.79%. Trong số các người bệnh có rối loạn nhân cách, có 6 người bệnh rối loạn nhân cách lo âu tránh né (F60.6) chiếm tỷ lệ cao nhất 42.86%, 4 người bệnh rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định (F60.3) chiếm 28.57%, 2 người bệnh rối loạn nhân cách dạng phân liệt (F60.1) chiếm 14.29%, 1 người bệnh rối loạn nhân cách kịch tính (F60.4), 1 người bệnh rối loạn nhân cách phụ thuôc (F60.7) chiếm tỷ lệ 7.14%. 100% người bệnh có rối loạn nhân cách lo âu tránh né đều có cảm giác căng thẳng lo sợ dai dẳng và lan tỏa, tất cả người bệnh rối loạn nhân cách không ổn định đều là loại ranh giới. Trong mối quan hệ tình cảm, 57.1% người bệnh rối loạn nhân cách có mối hệ tình cảm hòa thuận, 28.6% có mối quan hệ bất hòa, 14.3% đã ly thân hoặc ly dị. Có 78.6% người bệnh có ít bạn bè, đồng nghiệp, 28.6% có mối quan hệ bất hòa, không có người bệnh nào phải chuyển nhiều chỗ làm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phân Loại Bệnh Quốc Tế Lần Thứ 10 Dùng Cho Lâm Sàng. Tổ chức Y tế thế giới; 1992.
2. Kaplan, Sadock’’s. Adjustment Disorders. In: Synopsis of Psychiatry. 11th ed. Wolters Kluwer; 2015:965-974.
3. Casey PR, Dillon S, Tyrer PJ. The diagnostic status of patients with conspicuous psychiatric morbidity in primary care. Psychol Med. 1984;14 (3):673-681. doi:10.1017/s0033291700015282
4. Blacker CVR, Clare AW. The prevalence and treatment of depression in general practice. Psychopharmacology. 1988;95(1):S14-S17. doi: 10.1007/BF00172624
5. Mitchell AJ, Chan M, Bhatti H, et al. Prevalence of depression, anxiety, and adjustment disorder in oncological, haematological, and palliative-care settings: a meta-analysis of 94 interview-based studies. Lancet Oncol. 2011;12(2):160-174. doi:10.1016/S1470-2045(11)70002-X
6. Strain JJ, Smith GC, Hammer JS, et al. Adjustment disorder: a multisite study of its utilization and interventions in the consultation-liaison psychiatry setting. Gen Hosp Psychiatry. 1998;20(3):139-149. doi:10.1016/s0163-8343(98) 00020-6
7. Yaseen YA. Adjustment disorder: Prevalence, sociodemographic risk factors, and its subtypes in outpatient psychiatric clinic. Asian J Psychiatr. 2017;28:82-85. doi:10.1016/j.ajp.2017.03.012
8. Zelviene P, Kazlauskas E, Maercker A. Risk factors of ICD-11 adjustment disorder in the Lithuanian general population exposed to life stressors. Eur J Psychotraumatol. 2020;11(1): 1708617. doi:10.1080/20008198.2019.1708617
9. Jones R, Yates WR, Williams S, Zhou M, Hardman L. Outcome for adjustment disorder with depressed mood: comparison with other mood disorders. J Affect Disord. 1999;55(1):55-61. doi:10.1016/s0165-0327(98)00202-x
10. Alnæs R, Torgersen S. The relationship between DSM-III symptom disorders (Axis I) and personality disorders (Axis II) in an outpatient population. Acta Psychiatrica Scandinavica. 1988; 78(4): 485-492. doi:10.1111/j.1600-0447. 1988. tb06371.x