PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG COLISTIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI

Bích Tuyền Nguyễn 1, Thị Phương Dung Đỗ 1, Thị Hương Quỳnh Bùi 2,3, Thị Hồng Nguyễn 4, Duy Thông Võ 2,
1 Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai
2 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
4 Bệnh viện Đa khoa Đồng Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm sử dụng colistin và đặc điểm về biến cố độc tính thận của colistin. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 112 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân (BN) trên 18 tuổi và có sử dụng colistin ít nhất 3 ngày từ 1/6/2019 đến 31/12/2019 tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của BN bao gồm các đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm vi sinh, đặc điểm sử dụng colistin, tính hợp lý trong chỉ định, độc tính thận, yếu tố ảnh hưởng đến độc tính thận. Kết quả: Độ tuổi trung vị của các BN trong mẫu nghiên cứu là 65 tuổi, tỷ lệ nam giới là 56,3%. Khoa hô hấp có nhiều BN sử dụng colistin nhất (35,7%), có 97% BN mắc viêm phổi. A.baumannii được phân lập nhiều nhất với tỷ lệ 53,5%. Tỷ lệ đề kháng của A. baumannii, P.aeruginosa và K.pneumonia với colistin lần lượt là 2,2%, 4% và 4,8%. Tổng liều colistin đường tĩnh mạch BN nhận được trong 1 đợt điều trị là 76,43 ± 44,97 MUI với 39,28% BN sử dụng liều nạp. Phác đồ 2 thuốc (colistin kếp hợp với 1 kháng sinh khác) ưu thế nhất với tỷ lệ 66,5%. Trong đó, nhóm carbapenem được kết hợp nhiều nhất, tiêu biểu là meropenem (39,29%). Có 17,86% BN sử dụng colistin phù hợp, có 41,5% BN xuất hiện độc tính trên thận. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng colistin hợp lý tương đối thấp và đã có sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đề kháng với colistin. Cần có các biện pháp để nâng cao việc chỉ định thuốc hợp lý, ngăn ngừa xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc và giảm thiểu độc tính thận trên bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Chuyên luận: Colistin. 2015; 462-464.
2. Kalil A.C. et al. Management of adults with hospital acquired and ventilator-associated pneumonia. Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. 2016; 63(5):4-39.
3. Nation R. L. et al. Updated US and European Dose Recommendations for Intravenous Colistin: How Do They Perform?. Clin Infect Dis. 2016; 62(5):552-558.
4. Lopes J. A., Jorge S. The RIFLE and AKIN classifications for acute kidney injury: a critical and comprehensive review. Clinical Kidney Journal. 2013; 6(1):8-14.
5. Vũ Hồng Khánh, Nguyễn Thị Huyền, Vũ Đình Hòa. Phân tích việc sử dụng colistin tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa Bênh viện Viêt Đức. Tạp chí dược học. 2018; 504(58):7-10.
6. T.C. Bang, D.N.D. Trang. Investigation on colistin use at the University Medical Center Hochiminh City. Pharm Sci Asia. 2018; 45(1):37-44.
7. Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Tuấn Dũng. Khảo sát việc sử dụng colistin tại bệnh viện nhân dân 115. Tạp chí Y Học Tp. HCM. 2020; 24(2):68-71 .
8. Koksal I. et al. Evaluation of Risk Factors for Intravenous Colistin Use-related Nephrotoxicity. Oman Med J. 2016; 31(4):318-321.