ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO CHƯA VỠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phình động mạch não là một bệnh khá thường gặp. Hầu hết các túi phình, đặc biệt là các túi phình nhỏ, không bị vỡ. Túi phình vỡ gây biến chứng xuất huyết dưới nhện. Việc phát hiện phình động mạch não trước khi có biến chứng này để từ đó đưa ra các biện pháp theo dõi và dự phòng thích hợp sẽ hạn chế được hậu quả nghiêm trọng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của phình động mạch não chưa vỡ tại Trung tâm Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2021 đến tháng 5/2022. Phương pháp: Mô tả cắt ngang đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học trên 78 bệnh nhân được chẩn đoán xác định phình động mạch não chưa vỡ. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 57,7 ± 14,9 tuổi, với tỉ lệ nữ giới chiếm 59%. Tuổi phát hiện sớm nhất là 24 tuổi, muộn nhất là 92 tuổi, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 61-70 tuổi (30.8%). Triệu chứng thường gặp của phình động mạch não chưa vỡ là đau đầu, chiếm 29.5% với tính chất không đặc hiệu. Vị trí phình động mạch hay gặp nhất ở vị trí động mạch cảnh trong, tiếp theo là động mạch thông trước, thông sau và động mạch đốt sống. Hình thái chủ yếu của phình động mạch não là dạng túi chiếm 97,56%, dạng hình thoi chiếm 2,44%. Kích thước phình động mạch não trung bình là 4,56 ± 3,66 mm, trong đó, kích thước từ 3 - 6,9mm chiếm đa số (54,88%), kích thước nhỏ nhất là 1,8mm, lớn nhất là 27mm.Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 57,7 ± 14,9 tuổi với tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Đa số phình động mạch não chưa vỡ được phát hiện ngẫu nhiên (67,9%). Triệu chứng thường gặp nhất của phình động mạch não chưa vỡ là đau đầu với tính chất không đặc hiệu (29,5%). Vị trí hay gặp nhất là động mạch cảnh trong với 70,72%, phình động mạch hình túi là chủ yếu (97,56%). Kích thước trung bình của túi phình là 4,56 ± 3,66 mm, túi phình có kích thước nhỏ chiếm đa số (85,37%).
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Makoto Sonobe, Tomosato Yamazaki, et al. Small Unruptured Intracranial Aneurysm Verification Study. Stroke. 2010;41:1969-1977.
3. David O. Wiebers (1998). Unruptured Intracranial Aneurysms - Risk of Rupture and Risks of Surgical Intervention. N Engl J Med 1998; 339:1725-1733.
4. Ronkainen A, Miettinen H, Karkola K, et al. Risk of harboring an unruptured intracranial aneurysm. Stroke 1998; 29: 359-62.
5. Harada, K., Fukuyama, K., Shirouzu, T. et al. Prevalence of unruptured intracranial aneurysms in healthy asymptomatic Japanese adults: differences in gender and age. Acta Neurochir 155, 2037–2043 (2013)
6. Iwamoto H, Kiyohara Y, Fujishima M, Kato I, Nakayama K, Sueishi K, Tsuneyoshi M (1999) Prevalence of intracranial saccular aneurysms in a Japanese community based on a consecutive autopsy series during a 30-year observation period. The Hisayama study. Stroke 30:1390–1395.
7. Igase K, Matsubara I, Igase M, Miyazaki H, Sadamoto K (2012). Initial experience in evaluating the prevalence of unruptured intracranial aneurysms detected on 3-tesla MRI. Cerebrovasc Dis 33:348–353.
8. Ujiie H, Sato K, Onda H, Oikawa A, Kagawa M, Takakura K, Kobayashi N (1993) Clinical analysis of incidentally discovered unruptured aneurysms. Stroke 24:1850–1856.
9. The UCAS Japan Investigators (2012). The Natural Course of Unruptured Cerebral Aneurysms in a Japanese Cohort. N Engl J Med 2012; 366:2474-2482.