TỶ LỆ CHẤP NHẬN ĐẶT QUE CẤY TRÁNH THAI IMPLANON CỦA SẢN PHỤ SAU SINH 6-12 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG

Hồng Hoa Nguyễn 1,, Thị Vân Khanh Đinh 2
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Phụ sản Mê Kông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chấp nhận đặt que cấy tránh thai Implanon của sản phụ sau sinh 6-12 tuần. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 393 sản phụ sau sinh 6-12 tuần đến khám tại bệnh viện phụ sản MêKông, 18 tuổi trở lên, từ tháng 11/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Tỷ lệ sản phụ sau sinh 6-12 tuần chấp nhận đặt que cấy tránh thai (QCTT) là 21,2%. Tuổi trung bình là 31 ±4; 75,3% sản phụ có trình độ văn hóa trên lớp 12; 46,4% sản phụ có 1 con; 77,6% sản phụ có sử dụng biện pháp tránh thai trước lần sinh này. Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng về QCTT là 32,3%, có thái độ tốt về QCTT là 41,5%. Sản phụ có kiến thức đúng có tỷ lệ chấp nhận QCTT cao gấp 3,08 lần so với sản phụ có kiến thức kém với PR=3,08; KTC 95% (2,44 – 3,88); p<0,001. Kết luận: Cần nâng cao kiến thức về QCTT cho các sản phụ qua việc tư vấn cho phụ nữ về QCTT từ khi khám thai, ngay sau sinh trước xuất viện và những lần tái khám sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shrah LB. Family Planning Advice and Postpartum Contraceptive Use Among Low-Income Women in Mexico. International Family Planning Perspectives 2007; 33(1): 6-12.
2. Faculty of sexual and reproductive health care clinical effectiveness unit, postnatal sexual and reproductive health. (2009) Faculty of sexual and reproductive health. Available at: http://www.fsrh.org/pdfs/ ceuguidance postnatal og.pdf [Accessed, 11 November 2014].
3. Andrew MK (2015). Post abortion contraception. UpToDate. available at: http://www.uptodate.com/ contents/postabortion-contraception [Accessed, 12 July 2015].
4. Brunson MR, Klein DA, Olsen CH, Weir LF, Roberts TA. Postpartum contraception: initiation and effectiveness in a large universal healthcare system. Comparative Study. Am J Obstet Gynecol. 2017;217(1):28.
5. ACOG (2017), Long-Acting Reversible Contraception: Implants and Intrauterine Devices, Practice Bulletin Number 186, November 2017.
6. Hồng Thành Tài (2015), "Kiến thức và thái độ của phụ nữ về que cấy tránh thai ở phụ nữ đang dùng Implanon tại bệnh viện Từ Dũ", Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y dược thành phố Hồ Chí minh, tr.75.
7. Đỗ Thị Lan Hương (2017), "Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ", Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y dược thành phố Hồ Chí minh, tr.40-62.
8. Makola E. Knowledge, attitude, and practice of women regarding contraceptive implants, in Odendaalsrus, Lejweleputswa District, Free State Province. Master’s in medicine (Family medicine), University of Free State, https://scholar.ufs.ac.za
9. Barbieri MM, Herculano TB, Dantas Silva A, Bahamondes L, Juliato CRT, Surita FG. Acceptability of ENG-releasing subdermal implants among postpartum Brazilian young women during the COVID-19 pandemic. Int J Gynaecol Obstet. 2021 Jul;154(1):106-112. doi: 10.1002/ ijgo.13663. Epub 2021 Apr 29. PMID: 33656758; PMCID: PMC9087758.
10. DHMH/FHA/CMCH Mariland family planning & reproductive health program clinical guidelines. Postpartum Evaluation and Contraception, 2012.